Block nhĩ thất: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Trong một trái tim khỏe mạnh, xung điện chạy trong cơ tim, đi từ buồng tim trên (tâm nhĩ) qua nút nhĩ thất xuống buồng tim dưới (tâm thất), sau đó đi qua bó His và chia thành 2 nhánh: nhánh phải, nhánh trái, giúp tim co bóp và đập nhịp nhàng.

Nếu dẫn truyền xung điện qua các nhánh có sự bất thường, dẫn đến tâm thất co giãn không đồng bộ, gây ra tình trạng block nhĩ thất (AV).

Một số bệnh lý, dị tật tim và thuốc có thể gây ra block nhĩ thất. Nhiều người mắc tình trạng này không có triệu chứng gì. Nếu không được điều trị đúng cách, block nhĩ thất nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.

Cơ chế block nhĩ thất

Trái tim có bốn ngăn cùng hoạt động để bơm máu cho toàn bộ cơ thể. Nhịp đập của tim được điều khiển bởi các xung điện. Bình thường, những xung động này được tạo ra bởi "máy tạo nhịp tim tự nhiên" của tim - nút xoang nhĩ (SA). 

Xung điện đi xuống một nhóm tế bào được gọi là nút nhĩ thất (AV). "Trạm chuyển tiếp" này làm chậm xung điện trước khi nó truyền đến tâm thất. Sau đó xung động sẽ di chuyển xuống và tạo ra sự co bóp để bơm máu ra khỏi tâm thất. Khi bạn nghỉ ngơi, nhịp tim đập 60-100 lần mỗi phút.

Trong bệnh Block nhĩ thất, xung điện từ buồng tim phía trên bị chậm lại hoặc gián đoạn trên đường đến buồng tim phía dưới.

Bạn có thể mắc block AV nhẹ khi tim của bạn thích nghi với thói quen tập thể dục cường độ cao, hay còn được gọi là "trái tim của vận động viên". Nhưng block AV tăng nhiều nguy cơ xảy ra hơn nếu bạn lớn tuổi hoặc có bệnh lý về tim.

Nguyên nhân block nhĩ thất

Các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra block nhĩ thất bao gồm:

  • Xơ hóa cơ tim: Mô cơ tim xơ hoá có thể dày lên, tạo sẹo và làm hỏng các đường dẫn truyền tín hiệu từ buồng tim bên trên đến bên dưới.
  • Bệnh động mạch vành: làm tổn thương mạch máu nuôi dưỡng tim. Nó có thể gây ra tình trạng block nhĩ thất trước hoặc sau một cơn nhồi máu cơ tim.

Một số nguyên nhân khác là:

  • Thuốc: Một số loại thuốc có thể làm chậm nhịp tim như thuốc điều trị tăng huyết áp (thuốc chẹn beta và thuốc chẹn kênh canxi).
  • Tăng trương lực thần kinh phế vị: Điều này xảy ra khi dây thần kinh phế vị tăng cường hoạt động, đôi khi xuất hiện khi bạn hoạt động thể chất nhiều.
  • Dị tật bẩm sinh hoặc bệnh rối loạn di truyềnvề tim dẫn đến block nhĩ thất.
  • Bệnh lý: Một số bệnh và tình trạng nhiễm trùng có thể làm tổn thương tim  như bệnh thấp khớp, bệnh sarcoidosis, lupus và bệnh Lyme.
  • Rối loạn điện giải: Block nhĩ thất có thể xảy ra nếu tình trạng tăng kali máu kéo dài.
  • Phẫu thuật tim: Hệ thống dẫn truyền xung điện của tim có thể bị rối loạn do bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật.

Phân độ block nhĩ thất

Có ba cấp độ khác nhau của block AV, bao gồm:

  • Block nhĩ thất cấp độ 1: Là hiện tượng dẫn truyền chậm trễ từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Mức độ này phổ biến ở các vận động viên và thanh niên.
  • Block nhĩ thất cấp độ 2 (Mobitz kiểu 1 hoặc 2): những nhát bóp của tim bị block xen kẽ vào những nhát bóp nhịp xoang bình thường. Nhịp tim của bạn có thể chậm, không đều hoặc phối hợp cả hai. 
  • Block nhĩ thất cấp độ 3 (Block nhĩ thất hoàn toàn): là tình trạng đường dẫn truyền từ nhĩ xuống thất bị tắc nghẽn hoàn toàn, nhĩ sẽ đập theo nhịp của nhĩ, còn thất sẽ đập theo nhịp riêng của nó. Các bộ phận khác của đường dẫn truyền tim như nút AV hoặc tâm thất sẽ phải tạo ra xung điện của riêng chúng. Nhưng chúng chỉ có thể đập 30-50 nhịp mỗi phút.

Triệu chứng

Block AV ảnh hưởng đến bạn như thế nào tùy thuộc vào cấp độ block nhĩ thất mà bạn mắc phải. Với cấp độ 1, bạn có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng gì.

Block nhĩ thất cấp độ hai có thể xuất hiện các triệu chứng:

Block nhĩ thất cấp độ ba có thể biểu hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn như:

  • Mệt mỏi nhiều
  • Nhịp tim không đều
  • Ngừng tim

Chẩn đoán block nhĩ thất

Điều đầu tiên bác sĩ làm là khám sức khỏe và hỏi bệnh sử, tiền sử dùng thuốc, tiền sử bệnh lý tim mạch.

Bạn cũng sẽ được chỉ định làm điện tâm đồ (ECG). ECG sẽ thể hiện tốc độ, xung điện và thời gian hoạt động của tim. Để có đánh giá chi tiết hơn, bác sĩ có thể chỉ định:

  • Máy theo dõi Holter: Đây là máy theo dõi điện tâm đồ có thể kiểm tra tín hiệu tim trong một khoảng thời gian dài. Bạn sẽ đeo Holter trong 1-2 ngày hoặc theo dõi trong một tháng hoặc lâu hơn.
  • Máy ghi vòng lặp cấy ghép: Bạn có thể đặt máy trong tối đa 2 năm. Bác sĩ có thể chỉ định đặt máy nếu các triệu chứng của bạn không xảy ra thường xuyên.
  • Thăm dò điện tim sinh lý: Đây là thủ thuật xâm lấn. Bác sĩ phẫu thuật sẽ luồn một catheter vào tim của bạn.  

Điều trị block nhĩ thất

Bác sĩ có thể chỉ định đặt máy tạo nhịp tim nhân tạo để giữ cho tim duy trì hoạt động  (Nguồn ảnh: iStock photo)

Bác sĩ có thể chỉ định đặt máy tạo nhịp tim nhân tạo để giữ cho tim duy trì hoạt động

Bạn có thể chưa cần phải điều trị nếu là block nhĩ thất cấp độ một. Nhưng nếu tình trạng của bạn nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể cho bạn đặt máy tạo nhịp tim nhân tạo để giữ cho tim duy trì hoạt động.

Bác sĩ sẽ đặt máy tạo nhịp tim dưới da ở dưới xương đòn trái hoặc phải. Nó sẽ kết nối với trái tim bằng những sợi dây chạy qua các tĩnh mạch.

Bác sĩ sẽ điều trị nguyên nhân gây ra tình trạng block nhĩ thất. Bạn có thể cần thay đổi thuốc hoặc kiểm soát bệnh tim của mình.

Xem Thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!