Biểu đồ đo chiều dài đầu mông (CRL): ý nghĩa trong xác định tuổi thai

Việc khám sức khỏe tổng quát, sàng lọc trước sinh và siêu âm định kỳ là điều vô cùng cần thiết khi mang thai. Trong quá trình theo dõi thai sản, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm để xác định tuổi thai, ước tính ngày dự sinh và tìm các bất thường về nhiễm sắc thể để quá trình mang thai của các bà mẹ có thể tiến triển thuận lợi. Ước tính chiều dài đầu mông (CRL) của thai nhi là một trong những công thức xác định tuổi thai khi siêu âm.

Video Chiều dài và cân nặng chuẩn theo từng tuần tuổi

CRL là gì?

CRL là chiều dài đo từ đỉnh đầu đến mông của thai nhi. Chỉ số này tính bằng cm và không tính đến các chi hoặc túi noãn hoàng. Vì CRL có thể được đo vào khoảng 6 đến 7 tuần của thai kỳ với giới hạn trên là 14 tuần, nên nó rất hữu ích trong việc tính tuổi thai trong khoảng thời gian này. Ở giai đoạn từ 6 tuần đến 14 tuần đầu này, sự biến đổi sinh học ở mức độ thấp giúp cho việc ước tính tuổi thai của thai nhi là chính xác nhất.

Một khi có thể tính tuổi thai thông qua chỉ số CRL, thì bác sĩ đã có thể tính được ngày dự sinh của thai kỳ. Quá trình siêu âm đo CRL này được tiến hành càng sớm thì độ chính xác của ngày dự sinh càng cao. 

Lưu ý rằng tuổi thai khác với tuổi thụ tinh. Tuổi thai được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng, trong khi tuổi thụ tinh thường nhỏ hơn tuổi thai hai tuần.

Ý nghĩa chiều dài đầu mông CRL

Đo chỉ số CRL hỗ trợ bác sĩ đánh giá tình trạng và sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. 

Các số đo trung bình của một em bé cao khoảng 51 cm và nặng khoảng 3,5 kg vào thời điểm mới sinh. Với chỉ số này, có thể biết được chiều dài và cân nặng của thai nhi ở các giai đoạn khác nhau của thai kỳ. Dưới đây là một số vấn đề mà thông qua CRL có thể biết được:

  • Có nhịp tim - Nếu số đo CRL từ 7 mm trở lên, siêu âm qua đầu dò âm đạo có thể phát hiện nhịp tim của thai nhi.  
  • Sẩy thai - Ở một mức CRL nhất định mà siêu âm không thấy nhịp tim thai, điều này có nghĩa là sảy thai. Trong những trường hợp như vậy, người mẹ đang mang thai sẽ không gặp những hiện tượng sẩy thai thông thường như đau hoặc chảy máu hay còn được gọi là sẩy thai thầm lặng. Trong khi đó nhau thai không ngừng sản xuất hormone thai kỳ, dẫn đến không có dấu hiệu bất thường, khiến người phụ nữ tin rằng mình vẫn đang mang thai. Nếu đường kính túi thai trung bình (MSD) lớn hơn 5 mm so với số đo CRL, đây là dấu hiệu nguy cơ sảy thai trong 3 tháng đầu bất kể hiện tại vẫn đo được nhịp tim của thai nhi. 
  • Bất thường nhiễm sắc thể - Các chỉ số bất thường CRL ở phía dưới cũng có thể là dấu hiệu của các bất thường về nhiễm sắc thể như Hội chứng Edwards (thể tam nhiễm 18), thể tam bội hoặc các vấn đề liên quan đến tăng trưởng khác.
  • Dự báo cân nặng lúc sinh - Theo một nghiên cứu, có mối tương quan trực tiếp giữa CRL đo trước tuần thai thứ 10 và cân nặng lúc sinh. Đây là một nghiên cứu có một không hai vì các nghiên cứu khác chỉ tập trung vào mối tương quan giữa cả hai yếu tố sau tuần thứ 10 của thai kỳ. Tổng cộng 632 lần siêu âm đã được thực hiện trên những phụ nữ mang thai không có bất thường thai kỳ. Kết quả chỉ ra rằng có mối liên quan tương thích giữa CRL trong 3 tháng đầu thai kỳ và cân nặng lúc sinh của thai nhi. Điều này có thể giúp dự đoán trẻ nhẹ cân (LBW) và đảm bảo các bậc cha mẹ sắp sinh đã sẵn sàng tinh thần cho việc sinh non và chăm sóc trẻ sơ sinh.

Biểu đồ chiều dài Crown Rump

Biểu đồ CRL được Robinson trình bày lần đầu tiên vào năm 1975 và đến nay vẫn là tài liệu tham khảo chính để đánh giá cũng như xác định tuổi thai. Dưới đây, chúng tôi cung cấp biểu đồ CRL để bạn tham khảo. 

Tuổi thai (tuần)

CRL (mm)

Trọng lượng

6 tuần

        4 mm

      < 1g

7 tuần

       11 mm

      < 1g

8 tuần

       17 mm

         1 g

9 tuần

       23 mm

         2 g

10 tuần

       34 mm

         4 g

11 tuần

       44 mm

         7 g

12 tuần

       57 mm

       14 g

13 tuần

       68 mm

       23 g

14 tuần

       81 mm

       43 g

Đây là các số đo gần đúng của thai nhi ở các giai đoạn khác nhau của thai kỳ. Các yếu tố khác như tuổi của người mẹ, thói quen hút thuốc và lượng axit folic tiêu thụ có thể ảnh hưởng đến các phép đo này.

Mỗi em bé đều khác nhau và có những thay đổi nhỏ trong quá trình tăng trưởng và phát triển là bình thường. Các phép đo điểm chuẩn của bác sĩ cũng có thể khác với biểu đồ CRL. Sau khi được đo chỉ số CRL, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về kết quả khám thai và những điều cần làm trong suốt thai kỳ. 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!