Bệnh phong: Triệu chứng, phân loại, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa

Bệnh phong (bệnh hủi hay bệnh Hansen) là một bệnh truyền nhiễm mạn tính, do vi khuẩn Mycobacterium leprae gây ra. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến các dây thần kinh tứ chi, da, niêm mạc mũi và đường hô hấp trên. Cụ thể hơn bệnh phong gây loét da, tổn thương thần kinh và yếu cơ. Nếu không được điều trị, có thể gây biến dạng và tàn tật nghiêm trọng.

Bệnh phong là một trong những căn bệnh lâu đời nhất trong lịch sử được ghi chép lại. Tài liệu tham khảo bằng văn bản đầu tiên được biết đến về nó là từ khoảng năm 600 trước Công nguyên.

Bệnh phổ biến ở nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia có khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh phong cũng đã xuất hiện từ rất lâu. Năm 1959, kết quả cuộc điều tra dịch tễ học ở các tỉnh phía Bắc cho thấy tỉ lệ mắc bệnh là 21/10.000 người. Năm 1976, sau khi thống nhất Bắc Nam, ngành Da Liễu thực hiện nhiều cuộc điều tra và cho thấy tỷ lệ này ở miền Nam là 30 - 40/10.000 người. Bệnh phong ở n­ước ta được coi là một bệnh xã hội, được Chính phủ quan tâm, đầu tư­. Tuy số lượng bệnh nhân phong mới của nước ta hàng năm đã giảm hơn so với trước như­ng tính đến năm 2008, cả nước vẫn còn có 11 tỉnh/thành có tỉ lệ mắc cao hơn 1 trường hợp/100.000 người (tỷ lệ cho phép d­ưới 1/100.000). 

Triệu chứng 

Các vùng da tổn thương do bệnh phong thay đổi màu sắc và có rối loạn cảm giác. (nguồn: netmeds.com)Các vùng da tổn thương do bệnh phong thay đổi màu sắc và có rối loạn cảm giác. (nguồn: netmeds.com)

Các triệu chứng chính của bệnh phong bao gồm:

  • Yếu cơ
  • Tê tay và chân
  • Tổn thương da

Các vùng da tổn thương thay đổi màu sắc (sáng hơn màu da bình thường hoặc ửng đỏ do viêm) và có rối loạn cảm giác (giảm, mất cảm giác khi chạm vào; cảm giác nóng, lạnh, đau hoặc tê bì, kiến bò). Các tổn thương không lành, thậm chí sau vài tuần. 

Nguyên nhân và đường lây truyền bệnh phong

Bệnh phong lây lan qua tiếp xúc với chất tiết niêm mạc của người bị bệnh khi hắt hơi hoặc ho. (nguồn: scientificamerican.com)Bệnh phong lây lan qua tiếp xúc với chất tiết niêm mạc của người bị bệnh khi hắt hơi hoặc ho. (nguồn: scientificamerican.com)

Vi khuẩn Mycobacterium leprae gây bệnh phong. Người ta cho rằng bệnh phong lây lan qua tiếp xúc với chất tiết niêm mạc của người bị bệnh. Điều này thường xảy ra khi một người mắc bệnh phong hắt hơi hoặc ho. Tuy nhiên bệnh này không dễ lây lan; phải có sự tiếp xúc gần gũi, lặp đi lặp lại với người bệnh không được điều trị trong thời gian dài mới có thể dẫn đến nhiễm bệnh phong.

Vi khuẩn gây bệnh phong sinh sôi rất chậm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh có thời gian ủ bệnh trung bình (khoảng thời gian từ khi nhiễm bệnh đến khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên) là 5 năm. Thậm chí các triệu chứng có thể không xuất hiện trong 20 năm.

Theo Tạp chí Y học New England, một loài thuộc bộ thú có mai có nguồn gốc từ miền nam Hoa Kỳ và Mexico cũng có thể mang bệnh và truyền sang người. 

Phân loại bệnh phong

Tổn thương da do bệnh phong có thể là nhiều nốt sần thay đổi màu sắc, có đi kèm với cảm giác tê bì. (nguồn: pinterest.com)Tổn thương da do bệnh phong có thể là nhiều nốt sần thay đổi màu sắc, có đi kèm với cảm giác tê bì. (nguồn: pinterest.com)

Có 3 hệ thống phân loại bệnh phong.

1. Bệnh phong thể củ, bệnh phong thể u và bệnh phong thể trung gian

Hệ thống đầu tiên chia bệnh phong thành 3 thể: thể củ, thể u và thể trung gian. Phản ứng miễn dịch của một người đối với căn bệnh này xác định họ mắc phải thể nào sau đây:

  • Trong bệnh phong thể củ, đáp ứng miễn dịch của người bệnh tốt nên chỉ biểu hiện một vài tổn thương. Bệnh nhẹ và ít lây hơn các thể khác.
  • Trong bệnh phong thể u, đáp ứng miễn dịch của người bệnh kém. Bệnh ảnh hưởng đến da, dây thần kinh và các cơ quan khác. Đồng thời gây các tổn thương lan rộng, bao gồm các nốt (cục lớn và vết sưng). Thể này nghiêm trọng và dễ lây lan hơn.
  • Trong bệnh phong thể trung gian, có các đặc điểm lâm sàng của cả thể u và thể củ. Mức độ nặng và lây lan nằm giữa hai thể trên.

2. Phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

WHO phân loại bệnh phong thành 2 nhóm:

  • Nhóm ít vi khuẩn: Có từ 5 tổn thương da trở xuống và không phát hiện thấy vi khuẩn trong các mẫu da.
  • Nhóm nhiều vi khuẩn: Có từ 6 thương tổn da trở lên hoặc vi khuẩn được phát hiện trong các mẫu da, hoặc cả hai.

3. Phân loại Ridley-Jopling

Các nghiên cứu lâm sàng sử dụng hệ thống Ridley-Jopling. Nó có 5 phân loại dựa trên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Phân loại

Triệu chứng

Đáp ứng 

Thể củ

Một số ít tổn thương phẳng, có thể lớn và bị tê nhẹ

Có thể tự lành, kéo dài hoặc tiến triển sang dạng nặng hơn

Thể trung gian nhẹ

Tổn thương tương tự như thể củ nhưng số lượng nhiều và rộng hơn

Có thể giữ nguyên, trở lại thể củ hoặc tiến triển sang dạng khác

Thể trung gian vừa

Xuất hiện các mảng đỏ trên da, bị tê vừa và sưng hạch bạch huyết.

Có thể giữ nguyên, thoái triển hoặc tiến triển sang dạng khác

Thể trung gian nặng

Nhiều tổn thương da bao gồm tổn thương phẳng, nốt sưng, nốt sần, mảng. Cảm giác tê bì xảy ra nặng hơn.

Có thể giữ nguyên, thoái triển hoặc tiến triển sang dạng khác

Thể u

Nhiều tổn thương có vi khuẩn, rụng tóc, các tổn thương đến thần kinh nghiêm trọng hơn với dây thần kinh ngoại vi dày lên, yếu tay chân, có biến dạng.

Không thoái triển

Ngoài ra còn có một dạng bệnh phong gọi là thể bất định không có trong hệ thống phân loại Ridley-Jopling. Đây được coi là giai đoạn sớm của bệnh phong khi chỉ có 1 tổn thương trên da có cảm giác hơi tê khi chạm vào. Bệnh phong thể bất định có thể thoái lui hoặc tiến triển thành một trong năm dạng bệnh phong trong hệ thống Ridley-Jopling. 

Chẩn đoán bệnh phong

Những người bị bệnh phong thể củ hoặc thể trung gian sẽ có kết quả dương tính với vi khuẩn phong tại chỗ tiêm. (nguồn: menafn.com)Những người bị bệnh phong thể củ hoặc thể trung gian sẽ có kết quả dương tính với vi khuẩn phong tại chỗ tiêm. (nguồn: menafn.com)

Bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe để tìm kiếm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, họ sẽ thực hiện sinh thiết để lấy một mảnh da / dây thần kinh nhỏ và gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra.

Bác sĩ cũng có thể thực hiện xét nghiệm trên da để xác định dạng bệnh phong. Họ sẽ tiêm một lượng nhỏ vi khuẩn gây bệnh phong (đã bị bất hoạt) vào da, thường là ở cẳng tay. Những người bị bệnh phong thể củ hoặc thể trung gian sẽ có kết quả dương tính với vi khuẩn phong tại chỗ tiêm. 

Điều trị bệnh phong

WHO đã đưa ra một liệu pháp đa trị liệu vào năm 1995 để chữa tất cả các loại bệnh phong và phát miễn phí trên toàn thế giới. Một số loại thuốc kháng sinh điều trị bệnh phong bằng cách tiêu diệt vi khuẩn gây ra bệnh phong. Những loại kháng sinh này bao gồm:

  • Dapsone (Aczone)
  • Rifampin (Rifadin)
  • Clofazimine (Lamprene)
  • Minocycline (Minocin)
  • Ofloxacin (Ocuflux)

Bác sĩ có thể sẽ kê đơn nhiều loại kháng sinh cùng một lúc. Họ cũng có thể yêu cầu dùng thuốc chống viêm như aspirin (Bayer), prednisone (Rayos) hoặc thalidomide (Thalomid). Việc điều trị sẽ kéo dài trong nhiều tháng và có thể lên đến 1 - 2 năm.

Người bệnh không bao giờ nên dùng thalidomide nếu đang hoặc có thể mang thai vì nó có thể tạo ra các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. 

Biến chứng bệnh phong

Bệnh phong có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như biến dạng, không có khả năng sử dụng tay chân, rụng tóc, yếu cơ, mù lòa… (nguồn: zherald.co.nz)Bệnh phong có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như biến dạng, không có khả năng sử dụng tay chân, rụng tóc, yếu cơ, mù lòa… (nguồn: zherald.co.nz)

Bệnh phong được chẩn đoán và điều trị chậm trễ có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:

  • Biến dạng
  • Rụng tóc, đặc biệt là trên lông mày và lông mi
  • Yếu cơ
  • Tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn ở tay chân
  • Không có khả năng sử dụng tay chân
  • Nghẹt mũi mãn tính, chảy máu cam và xẹp vách ngăn mũi
  • Viêm mống mắt
  • Tăng nhãn áp, gây tổn thương dây thần kinh thị giác
  • Mù lòa
  • Rối loạn cương dương 
  • Vô sinh
  • Suy thận

Phòng ngừa bệnh phong

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh phong là tránh tiếp xúc lâu dài, gần gũi với người bị nhiễm bệnh chưa được điều trị. 

Tiên lượng bệnh phong

Tiên lượng sẽ tốt hơn nếu bác sĩ chẩn đoán bệnh phong kịp thời trước khi bệnh trở nên trầm trọng. Điều trị sớm ngăn ngừa tổn thương tiếp tục hay sự lây lan của bệnh và các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng.

Tiên lượng kém khi chẩn đoán bệnh ở giai đoạn nặng hơn, sau khi bị biến dạng hoặc khuyết tật đáng kể. Tuy nhiên, việc điều trị đúng cách vẫn là cần thiết để ngăn ngừa bất kỳ tổn thương nào thêm cho cơ thể và ngăn ngừa bệnh lây lan sang người khác.

Có thể có các biến chứng vĩnh viễn mặc dù đã dùng kháng sinh thành công, nhưng bác sĩ sẽ làm việc với người bệnh để có sự chăm sóc thích hợp nhằm giúp ứng phó và kiểm soát bất kỳ tình trạng bệnh nào còn sót lại.

Câu hỏi liên quan

Bệnh phong cùi gây ra tình trạng viêm loét da và tổn thương thần kinh, yếu cơ. Nếu bệnh nhân không được điều trị đúng cách, biến chứng nghiêm trọng sẽ xảy ra như biến dạng cơ thể, thậm chí là tàn tật.
Xem thêm
Bệnh phong lây nhiễm qua đường hô hấp; Bệnh phong lây nhiễm qua tiếp xúc
Xem thêm
Bệnh phong (dân gian còn gọi là bệnh hủi hay bệnh cùi) là bệnh nhiễm khuẩn do một vi khuẩn có tên khoa học là Mycobacterium leprae gây ra.
Xem thêm
Bệnh phong hiện nay đã có thuốc điều trị bệnh đặc hiệu, người bệnh được điều trị tại nhà, không cần cách ly và được miễn phí thuốc điều trị
Xem thêm
Nổi dát, mảng, cục màu trắng, màu đỏ hay nâu ở trên da; Tổn thương dây thần kinh ngoại vi gây mất cảm giác ở vùng da thương tổn. gây yếu cơ, yếu tay chân. Liệt tay chân;...
Xem thêm
Bệnh giật kinh phong hay chính là bệnh động kinh, là bệnh lý xảy ra do sự bất thường trong não bộ dẫn tới kích thích đồng thời một nhóm các tế bào thần kinh của vỏ não (chất xám) và gây ra sự phóng điện đột ngột, không kiểm soát.
Xem thêm
WHO đã phát triển một phương pháp “đa trị liệu” vào năm 1995 để chữa trị tất cả các loại bệnh phong trên toàn thế giới. Ngoài ra, một số loại kháng sinh sẽ được sử dụng để điều trị bệnh phong bằng cách tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Các loại kháng sinh này bao gồm: Dapsone (hay Aczone). Rifampin (hay Rifadin). Clofazimine (hay Lampren). Minocycline (hay Minocin). Ofloxacin (hay Ocuflox).
Xem thêm
Câu trả lời là có. Tuy nhiên, bệnh ít lây, lây chậm và khó lây
Xem thêm
Bệnh phong ngứa là căn bệnh khiến làn da bị ngứa, nổi những mảng đỏ. Bệnh phong ngứa gồm hai giai đoạn là cấp tính và mãn tính, trong đó có khoảng 90% mắc phải bệnh phong ngứa cấp tính. Bệnh thường kéo dài trong khoảng 2 -3 tuần rồi biến mất. Nếu phát hiện muộn, không điều trị đúng cách sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính, tái phát nhiều lần. Bệnh khiến người bệnh chịu đựng những cơn đau nhức, ngứa ngày, khó chịu. Đối với những người mắc phải bệnh phong mãn tính thì phải chịu đựng cơn ngứa trong nhiều năm và việc điều trị bệnh trở nên rất khó khăn.
Xem thêm
Câu trả lời là có. Bệnh phong có thể lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Bệnh phong (bệnh)
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!