Bàn tay: Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp

Bàn tay nằm ở cuối một cánh tay, là một trong những bộ phận quan trọng nhất của con người. Bàn tay giúp con người cầm nắm và còn đảm nhận những hoạt động đòi hỏi sự tinh vi, phức tạp như cầm bút để viết, để vẽ. Nó còn là nơi nhận nhiều phản hồi cảm giác xúc giác cho cơ thể. Vì vậy, việc nắm được những xấu tạo cơ bản của bộ phận này có thể giúp bạn đọc bảo vệ và chăm sóc nó tốt hơn. Hãy cùng tìm hiểu cấu tạo bàn tay trong bài viết sau đây nhé!

Video Xquang xương bàn tay

Bàn tay là gì?

Bàn tay có chức năng cầm nắm, là ngôn ngữ cử chỉ, hệ thống số và kỹ thuật tính toán. Đối với con người, bàn tay nằm ở cuối một cánh tay. Đối với một số loại động vật có xương sống (điển hình như gấu túi) và động vật linh trưởng (vượn, tinh tinh, khỉ), bàn tay nằm ở cuối chi trước.

Bàn tay được đánh giá là một bộ phận quan trọng của cơ thể. Nguyên nhân là do các ngón tay trong một bàn tay chứa rất nhiều đầu dây thần kinh trong cơ thể, là nơi định vị lớn nhất và phản hồi xúc giác phong phú nhất của cơ thể người. Từ đó giúp điều chỉnh và kiểm soát ý thức liên lạc của con người.

Mỗi người có hai bàn tay. Trong đó bán cầu não đối diện là nơi điều khiển chủ yếu của mỗi bàn. Chính vì thế tay thuận (phải hoặc trái) giúp phản ánh hoạt động của não đối với mỗi cá nhân.

Cấu tạo của bàn tay

Theo giải phẫu học, bàn tay người gồm năm ngón tay, bắt đầu từ ngón ngắn nhất là ngón cái. Phía dưới là lòng bàn tay, phía trên là mu bàn tay và nối với cẳng tay thông qua cổ tay. Ngoài các ngón tay, bàn tay còn có hệ thống xương, cơ, dây chằng và khớp.

Các khu vực của bàn tay gồm lòng bàn tay, mu bàn tay và những gót chân của bàn tay

Các ngón tay

Chúng ta có 5 ngón tay, mỗi ngón đều có tên riêng để phân biệt.

  • Ngón cái hay còn được gọi là ngón I. Đây là ngón đầu tiên tính từ phải sang trái khi lòng bàn tay ngửa.
  • Ngón trỏ hay còn được gọi là ngón II, là ngón tiếp theo của ngón cái.
  • Kế đó là ngón giữa, hay ngón III, là ngón nằm chính giữa 5 ngón tay. Đây là ngón tiếp theo của ngón trỏ.
  • Ngón áp út, hay là ngón IV, đây là ngón liền kề ngón giữa. Trong cuộc sống, chúng ta thường gọi bằng cái tên thân thuộc khác đó là ngón đeo nhẫn.
  • Ngón út là ngón V, là ngón cuối cùng của bàn tay. Đúng như tên gọi của nó, đây là ngón nhỏ nhất trong 5 ngón tay.

Trong 5 ngón tay, ngón cái là ngón có tầm vận động lớn nhất và tinh tế nhất. Không kể ngón cái, 4 ngón còn lại có thể cầm nắm được các vật thể trong lòng bàn tay. Tuy nhiên, chỉ có ngón cái mới thực hiện được các động tác đối ngón tay. Vì vậy, nó đóng vai trò quan trọng trong những hoạt động tinh vi của bàn tay.

Xương 

Có 27 xương trong một bàn tay của mỗi con ngườiCó 27 xương trong một bàn tay của mỗi con người. Bao gồm:

  • Khối xương cổ tay: Có 8 xương trong khối xương cổ tay. Trong đó chúng được xếp thành 2 hàng, mỗi hàng 4 xương và gắn chặt vào một ổ xương không sâu. Ổ xương này được hình thành bởi các xương cẳng tay.
  • Lòng bàn tay: Có 5 xương trong lòng bàn tay, được gọi là xương bàn tay. Mỗi xương bàn tay kết nối và thích ứng với một ngón tay, bao gồm một trục, một đầu và một chân.
  • Ngón tay: Có tổng 14 xương thuộc các ngón tay. Chúng còn được gọi là những đốt xương cánh tay hoặc các đốt ngón tay. Ngón tay cái không có đốt xương giữa. Trong khi đó những ngón tay đều còn lại có 3 xương.

Các khớp ở bàn tay

Chúng ta vừa tìm hiểu xong những cấu trúc xương cơ bản ở vùng bàn tay. Rõ ràng, vùng bàn tay tuy nhỏ nhưng lại có số lượng xương cấu thành rất lớn. Vì vậy, để có được một bàn tay chuyển động mềm mại, tinh tế, các khối xương này cần được tiếp khớp với nhau một cách hoàn hảo. Nhờ các khớp mà tay ta có thể nắm thả, hoạt động một cách linh hoạt, làm được những cử chỉ tinh vi một cách dễ dàng.

Các khớp tay bao gồm:

  • Khớp gian đốt ngón tay (Interphalangeal articulations of hand) là khớp nối giữa các đốt ngón tay lại với nhau.
  • Khớp nối xương bàn tay (Metacarpophalangeal joints).
  • Khớp gian xương cổ tay (Intercarpal articulations).
  • Khớp cổ tay – bàn tay.
  • Khớp quay – cổ tay.

Cơ và dây chằng

Trên bàn tay chứa các cơ và dây chằng. Dựa vào đặc tính, chúng được chia thành hai nhóm, bao gồm: Nhóm cơ bên ngoài và nhóm cơ bên trong.

Nhóm cơ bên ngoài (nhóm cơ ngoại lai)

Nhóm cơ bên ngoài là tổng hợp những cơ duỗi và cơ gấp dài. Trong đó có hai cơ gấp dài trên một ngón tay, bụng cơ nằm trên cẳng tay.

Nhóm cơ bên trong (nhóm cơ nội tại)

Nhóm cơ bên trong là các cơ liên sườn bắt đầu từ giữa các xương ở cổ tay (ba cơ liên tục và bốn cơ ở lưng); các hypothenar (ngón út) và thenar (ngón cái) cơ bắp; cơ ức đòn chũm bắt nguồn từ cơ gấp sâu, không có nguồn gốc xương. Những cơ này chèn vào cơ cấu của mu bàn tay

Có hai nhóm cơ trên bàn tay gồm nhóm cơ ngoại lai và nhóm cơ nội tại Có hai nhóm cơ trên bàn tay gồm nhóm cơ ngoại lai và nhóm cơ nội tại Dây thần kinh và mạch máu


Bàn tay là tập hợp các dây thần kinh trung gian và các dây thần kinh hướng tâm. Về giác quan các dây thần kinh trung gian cung cấp các hoạt động và giác quan cho mặt bên của ngón cái, ngón giữa, ngón trỏ và nửa ngón áp út.

Trong khi đó các dây thần kinh hướng tâm cung cấp các hoạt động và giác quan ở phần da trên mu bàn tay, bắt đầu từ ngón cái đến ngón áp út. Đồng thời tăng cảm giác ở vùng da ngay tại mặt lưng của ngón giữa, ngón trỏ và nửa ngón áp út đến những khớp liên não gần.

Cấp máu cho bàn tay là động mạch bắt nguồn từ động mạch quay và động mạch trụ.

Da

Lòng bàn tay và mặt trước của bàn tay nhẵn, không có lông. Ngoài ra da ở khu vực này tương đối dày, linh hoạt và có thể uốn cong theo những cử động của bàn tay, dọc theo đường uốn của tay. Màu sắc của da ở lòng bàn tay nhạt hơn so với mu bàn tay và những vùng da còn lại của cơ thể.

Các đặc điểm đặc biệt của bàn tay

Một số đặc điểm đặc biệt của bàn tay giúp hỗ trợ con người trong các hoạt động:

  • Bàn tay người có cơ chế thích ứng phức tạp nhất, trong đó liên quan đến ngón tay cái. Vì trong ngón tay cái có cơ gấp khúc thụ phấn. Đây là một cơ hoàn toàn độc lập và là cơ độc nhất. Cơ này giúp cung cấp sức mạnh cho ngón cái và cả lòng bàn bàn tay trong việc nắm hoặc chụm lại.
  • Các đầu ngón tay rộng. Ngoài ra chúng được bọc bởi một lớp da có độ nhạy cao.
  • Các dây chằng liên kết ở phần gốc của các ngón tay cùng với khớp yên ngựa tạo điều kiện thuận lợi cho việc cầm nắm và xoay chuyển một cách tinh tế.
  • Trên một bàn tay, độ dài của ngón tay cái tương xứng với các ngón tay còn lại. Điều này giúp nâng cao mức độ tiếp xúc chính xác và chắc chắn của các đầu ngón tay.
  • Đầu xương của ngón tay út và ngón tay trỏ có sự bất đối xứng. Trong khi đối kháng với ngón tay cái, sự bất đối xứng này cho phép các ngón tay có khớp xoay chuyển một cách linh động.
  • Các khớp ở gốc của ngón trỏ, ngón áp út và ngón út có cấu hình đặc biệt. Yếu tố này tạo điều kiện thuận lợi cho ngón cái nắm chặt và nắm chính xác từ phần gốc đến phần đầu của cổ tay.
  • Trên bàn tay có các cơ nhỏ cho phép con người kiểm soát tốt các hoạt động của ngón tay, đặc biệt là ngón cái.
  • Những chức năng ở bàn tay không hiện diện và phát triển một cách đơn độc. Bởi những chức năng này là quá trình kết hợp giữa sự trưởng thành về mặt sinh lý, sự phát triển thần kinh, phát triển chức năng điều khiển vận động và chức năng của các kiểu vận động. Mặt khác bàn tay có thể đạt đến một trình độ kỹ năng cao hơn thông qua sự phát triển của các cơ chế vỏ não.
  • Khả năng thực hiện tốt và phạm vi cử động của ngón tay phụ thuộc vào giác quan và cơ quan vận động.

Chức năng của bàn tay

Cầm nắm vật thể cũng như những hoạt động tinh vi

Đây là chức năng chính của bàn tay. Ví dụ như cầm bút viết, vẽ, chụm các ngón tay để nhặt một đồng xu.

Bàn tay thực hiện được các chức năng tinh vi như đánh ghitaĐường chỉ tay và dấu vân tay

Sự hiện diện của các đường chỉ tay giúp ích cho sinh hoạt của con người khi nắm giữ các đồ vật được tốt hơn. Da ở mặt dưới của các đầu ngón tay có dấu vân tay, là một vùng rất đặc biệt. Những dấu vân tay là một dấu ấn không ai giống ai. Vì vậy, nó được dùng để nhận dạng mỗi người.

Dự báo tình trạng sức khỏe

Màu sắc lòng bàn tay cũng rất quan trọng. Bình thường, nó hồng hào. Lòng bàn tay nhạt màu có thể liên quan đến tình trạng thiếu máu hoặc màu vàng có thể báo hiệu bệnh lý gan mật. Lòng bàn tay son có thể báo hiệu bệnh xơ gan.

Trên đầu ngón tay có móng tay. Hình dạng, màu sắc của ngón tay không chỉ có vai trò thẩm mỹ mà nó còn có vai trò dự báo cho sức khỏe của bạn. Ví dụ, bình thường móng tay hồng hào, nhưng trong trường hợp thiếu máu thiếu sắt, ta thấy móng tay nhạt màu.

Phản ánh đặc điểm sinh học

Mỗi bàn tay được điều khiển bởi một bán cầu não đối lập. Bàn tay trái được bán cầu não phải chỉ huy và ngược lại. Do đó, việc thuận tay nào có thể phản ánh rõ đặc điểm của cá nhân của mỗi người.

Bệnh lý ở bàn tay

Bệnh lý ở bàn tay thì rất đa dạng, ở phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ nêu ra các nhóm bệnh phổ biến nhất. Đó là:

  • Các biến dạng của bàn tay có thể là hậu quả của các bệnh lý toàn thân (ví dụ, viêm khớp) hoặc trật khớp, gãy xương, và các bệnh lý tại chỗ khác. Hầu hết các bệnh lý tại chỗ không do chấn thương có thể được chẩn đoán bằng khám lâm sàng. Khi biến dạng bàn tay hình thành, không thể phục hồi được bằng cách nẹp, tập luyện hoặc các phương pháp điều trị không phẫu thuật khác.
  • Các nhiễm trùng bàn tay thường gặp bao gồm nhiễm trùng quanh móng, vết cắn bị nhiễm trùng, chín mé, áp xe lòng bàn tay và viêm bao gân gấp nhiễm khuẩn.
  • Các hội chứng chèn ép thần kinh của bàn tay bao gồm hội chứng ống cổ tay, hội chứng chèn ép thần kinh trụ và hội chứng chèn ép thần kinh quay. Chèn ép các dây thần kinh thường gây ra cảm giác dị cảm, tăng lên khi người khám dùng đầu ngón tay gõ vào dây thần kinh bị chèn ép (dấu hiệu Tinel). Trong trường hợp nghi ngờ có chèn ép dây thần kinh có thể tiến hành đo tốc độ dẫn truyền thần kinh và thời gian tiềm để đánh giá chính xác dẫn truyền thần kinh vận động và cảm giác. Điều trị ban đầu thường là bảo tồn (ví dụ như nghỉ ngơi, thay đổi tư thế làm việc, nẹp, tiêm corticosteroid), phẫu thuật giải ép có thể cần thiết nếu các biện pháp bảo tồn thất bại hoặc có giảm đáng kể về vận động hoặc cảm giác
  • Viêm bao gân không nhiễm trùng: Viêm bao gân có thể ở bất kỳ các gân nào bên trong hoặc xung quanh bàn tay. Các tình trạng này thường gồm viêm gân và bao gân gấp ngón tay (ngón tay lò xo) và hội chứng De Quervain.
  • Thoái hóa khớp: tăng dần theo độ tuổi
  • Chấn thương bàn tay: có thể gặp gãy xương, rách da, đứt cơ, tổn thương mạch máu và thần kinh ở bàn tay

Những điều cần lưu ý để giữ bàn tay luôn khỏe mạnh

Vệ sinh tay sạch sẽ

Ngoài chân, tay tiếp xúc với nhiều bề mặt khác nhau. Vì thế lòng bàn tay, kẽ móng tay và ngón tay thường chứa nhiều loại vi khuẩn. Để giữ tay luôn sạch và hạn chế nguy cơ mắc bệnh, bạn cần thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ và giữ tay khô ráo. Đặc biệt nên rửa tay với xà phòng diệt khuẩn sau khi tiếp xúc với vật thể gây bệnh.

Ngoài ra bạn cần rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn. Cần rửa kỹ móng tay, ngón tay và những ngóc ngách khác của bàn tay để bảo vệ tay và sức khỏe tổng thể.

Mang găng tay

Bạn cần mang găng tay phù hợp khi tiếp xúc với các loại xà phòng tẩy rửa, hóa chất hoặc chất bẩn. Bên cạnh đó tay cũng cần được bảo vệ khi thời tiết lạnh. Nguyên nhân là do da quanh tay rất nhạy cảm, dễ tổn thương, khô ráp và trầy xước.

Cắt móng tay gọn gàng

Móng tay cần được cắt gọn gàng để phòng ngừa vi khuẩn tích tụ ở khu vực này. Việc giữ móng tay dài có thể gây cản trở cho quá trình vệ sinh kẽ móng tay, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Dưỡng ẩm

Da tay vô cùng nhạy cảm. Vì thế ngoài việc mang găng tay bạn cũng cần dưỡng ẩm da để phòng ngừa tổn thương. Tốt nhất bạn nên lựa chọn những loại kem dưỡng phù hợp, có chiết xuất từ thiên nhiên, không chứa dầu khoáng. Nên bôi kem vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Kết hợp với việc massage tay để giúp các thành phần của kem thấm sâu vào da. 

Dưỡng ẩm da với những loại kem dưỡng phù hợp, có chiết xuất từ thiên nhiên để phòng ngừa tổn thươngBàn tay là một cơ quan quan trọng, có chức năng cầm nắm, tạo ra các chuyển động chính xác và đáp ứng nhu cầu sáng tạo của con người. Chính vì thế bạn cần hiểu rõ về cấu tạo, các biện pháp chăm sóc và những bệnh lý liên quan để có hướng chăm sóc và phòng ngừa thích hợp. Đồng thời vận động tối đa các chức năng của tay. 

Câu hỏi liên quan

Thuận tay trái luôn là đề tài rất được mọi người chú ý nhưng dù cho có hàng loạt nghiên cứu đã được công bố thì vẫn có khá nhiều bí ẩn về những người thuận tay trái mà bạn chưa biết đấy. Tin hay không, sự thật dưới đây đều đã được chứng thực bởi rất nhiều người. Nếu cũng là người thuận tay trái thì hãy so sánh với bản thân mình xem nhé
Xem thêm
Hội chứng ống cổ tay – chèn ép dây thần kinh đi qua cổ tay, thường làm cho các ngón tay tê ngứa. Chấn thương dẫn đến trật khớp, bong gân, đứt dây chằng và gãy xương (rạn nứt xương). Viêm xương khớp. Viêm gân. Rối loạn và chấn thương ở các ngón tay, nhất là ngón cái.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Bàn tay
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!