Bạch sản là gì? Nó có làm tăng nguy cơ ung thư không?

Bạch sản là hiện tượng xuất hiện các mảng hoặc đốm trắng ở bên trong miệng. Nó thường gặp ở những người hút thuốc nhiều và uống rượu.

Bệnh bạch sản là gì | Bác Sĩ Của Bạn || 2021

Bạch sản là gì?

Bạch sản là tình trạng một hoặc nhiều mảng, đốm trắng hình thành bên trong miệng.

Bạch sản khác với các nguyên nhân khác gây ra các mảng trắng như tưa miệng hoặc địa y vì cuối cùng nó có thể phát triển thành ung thư miệng. Trong vòng 15 năm, khoảng 3% đến 17,5% những người bị bạch sản sẽ phát triển thành ung thư biểu mô tế bào vảy - một loại ung thư da phổ biến.

Khả năng phát triển ung thư từ bạch sản phụ thuộc vào kích thước, hình dạng và sự xuất hiện của các tế bào bất thường.

Các loại bạch sản 

Có 2 loại bạch sản chính:

  • Đồng nhất: Một mảng mỏng màu trắng, hầu hết đều màu, có thể có bề mặt nhẵn, nhăn hoặc có đường vân nhất quán trong suốt.
  • Không đồng nhất: Một mảng chủ yếu có màu trắng hoặc trắng và đỏ, hình dạng bất thường, có thể phẳng, có chỗ lồi, hoặc có đốm (nhô cao). Các đặc điểm bổ sung, chẳng hạn như vết loét và nốt sần (lấm tấm có thể giúp dự đoán khả năng bạch sản sẽ trở thành ung thư.

Bạch sản không đồng nhất có nguy cơ trở thành ung thư cao gấp 7 lần so với loại đồng nhất.

Bạch sản tăng sinh (Proliferative verrucous leukoplakia - PVL) (còn gọi là bệnh u nhú dạng hoa) là một dạng bạch sản miệng hiếm gặp nhưng có nguy cơ cao. Các nghiên cứu cho thấy nó có liên quan chặt chẽ đến sự hiện diện của vi rút Epstein-Barr, một loại vi rút herpes. Gần như tất cả các trường hợp cuối cùng sẽ trở thành ung thư tại một số vị trí khác nhau. PVL thường được chẩn đoán muộn trong sự phát triển của bạch sản, vì nó cần có thời gian để lây lan đến nhiều vị trí. Nó cũng có tỷ lệ tái phát cao.

Bạch sản tăng sinh (Proliferative verrucous leukoplakia). Nguồn ảnh ijdvl.comBạch sản tăng sinh (Proliferative verrucous leukoplakia). Nguồn ảnh ijdvl.com

Ngoài ra còn có một tình trạng gọi là bạch sản dạng lông (oral hairy leukoplakia), tình trạng này cũng xảy ra do có vi rút Epstein-Barr, chúng sẽ tồn tại trong cơ thể suốt đời. Những người có hệ thống miễn dịch yếu, như những người bị nhiễm HIV / AIDS, có thể gặp bạch sản dạng lông ở miệng. Tình trạng này giống như tên gọi của nó - các mảng trắng hình lông, thường có nếp gấp nên trông giống như lông đang mọc ra khỏi nếp. Những nốt này chủ yếu xuất hiện trên lưỡi, nhưng có thể được tìm thấy ở các phần khác của miệng. Bạch sản dạng lông ở miệng không trở thành ung thư, nhưng nếu người bệnh gặp tình trạng này, họ có thể được tư vấn xét nghiệm HIV / AIDS.

Bạch sản dạng lông có thể nhầm với nấm miệng. Nguồn ảnh jcda.caBạch sản dạng lông có thể nhầm với nấm miệng. Nguồn ảnh jcda.ca

Nguyên nhân gây ra bạch sản là gì?

Bạch sản thường liên quan đến những yếu tố sau:

  • Hút thuốc nhiều.
  • Nhai trầu
  • Uống nhiều rượu (mặc dù không phải tất cả các nghiên cứu đều cho thấy mối liên hệ này).

Một số trường hợp bạch sản không rõ nguyên nhân (trường hợp này được gọi là bạch sản vô căn).

Hầu hết các trường hợp xảy ra ở nam giới trong độ tuổi từ 50 đến 70. Ít hơn 1% trường hợp là bệnh nhân dưới 30 tuổi.

Các triệu chứng của bạch sản là gì?

Các triệu chứng của bạch sản là xuất hiện một hoặc nhiều mảng trắng trên bề mặt lưỡi, bên dưới lưỡi hoặc ở mặt trong của má. Các mảng này không thể bị chà bỏ và không thể được được bất kỳ nguyên nhân nào khác. Không có cảm giác đau hoặc các triệu chứng khác.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các mảng trên sàn miệng và mặt dưới hoặc hai bên lưỡi có nhiều nguy cơ ung thư hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả các nghiên cứu đều đồng thuận rằng vị trí là một yếu tố tiên lượng. Kích thước của một mảng bạch sản không liên quan đến việc liệu nó có thể trở thành ung thư hay không.

Các yếu tố là tiên lượng mạnh cho việc bạch sản chuyển thành ung thư bao gồm sự xuất hiện của:

  • Các nốt.
  • Khối màu trắng hoặc đỏ với bề ngoài như đá cuội.
  • Vết loét.
  • Độ chắc tăng.
  • Chảy máu.

Bạch sản được chẩn đoán như thế nào?

Vì các mảng bạch sản không gây ra triệu chứng nên chúng thường được bác sĩ phát hiện ra trong khi khám định kỳ.

Trước khi chẩn đoán bạch sản, các nguyên nhân khác có thể gây ra các mảng trắng sẽ được xem xét. Các nguyên nhân đó có thể bao gồm ma sát bên trong miệng (do răng giả chẳng hạn), cắn vào má nhiều lần, nhiễm nấm hoặc liken phẳng,

Nếu không tìm thấy nguyên nhân và các mảng trắng không biến mất sau 2 đến 4 tuần, sinh thiết mảng bạch sản sẽ tiến hành và mẫu mô được gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra.

Nếu sinh thiết vẫn không cho thấy chẩn đoán rõ ràng, mảng trắng có thể được xác nhận là bạch sản, nghĩa là nó có khả năng trở thành ung thư.

Bạch sản được điều trị như thế nào?

Mục tiêu chính của việc điều trị bạch sản là ngăn nó trở thành ung thư. Tuy nhiên, điều trị bạch sản vẫn một thách thức và kết quả thường không giống nhau. Quá trình điều trị có thể loại bỏ các tổn thương, nhưng rất nhiều trường hợp vẫn tái phát.

Điều trị không phẫu thuật:

  • Ngừng sử dụng thuốc lá và rượu.
  • Ăn một chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả.
  • Retinoids (phương pháp điều trị dựa trên vitamin A được sử dụng để điều trị mụn trứng cábệnh vẩy nến) dùng bằng đường uống có thể giúp giảm tổn thương, nhưng thường gây tác dụng phụ.
  • Bổ sung vitamin A và beta-carotene qua đường uống có thể giúp xóa các mảng trắng, nhưng chúng sẽ xuất hiện trở lại sau khi người bệnh ngừng dùng chất bổ sung.
  • Các chất bổ sung Isotretinoin đã được chứng minh là có hiệu quả hơn beta-carotene trong việc ngăn ngừa các biến đổi ung thư.

Phẫu thuật:

  • Loại bỏ tổn thương bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, vẫn có 10% đến 20% khả năng các tổn thương sẽ quay trở lại và 3% đến 12% khả năng phát triển thành ung thư ở những vùng được điều trị.
  • Loại bỏ các tổn thương bằng tia laser.
  • Liệu pháp quang động (một hình thức của liệu pháp quang học liên quan đến ánh sáng và một chất hóa học nhạy sáng, được sử dụng cùng với oxy phân tử để làm chết tế bào).
  • Phương pháp áp lạnh (sử dụng phương pháp đông lạnh để loại bỏ các tổn thương).
  • Đốt điện (sử dụng kim đốt nóng bằng điện hoặc dụng cụ khác để loại bỏ tổn thương).

Tiên lượng cho những người bị bạch sản là gì?

Bất kỳ ai bị bạch sản nên tái khám với bác sĩ từ 3 đến 6 tháng một lần, sinh thiết nếu cần, để theo dõi những thay đổi có thể xảy ra.

Ngay cả khi các mảng trắng đã được loại bỏ bằng phẫu thuật thì người bệnh nên kiểm tra từ 6 đến 12 tháng một lần, vì bạch sản thường xuyên tái phát. Các vị trí điều trị không có bất thường trong 3 năm có thể không cần theo dõi thêm nữa.

Nếu bạch sản quay trở lại sau khi điều trị, bạn nên tiếp tục khám theo dõi trong thời gian mà bác sĩ khuyến nghị.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!