Ba kích: Công dụng, tác dụng phụ và lưu ý khi sử dụng

Ba kích hay ba kích thiên, nhàu thuốc, ruột gà, có tên khoa học là Morinda Officinalis, là một loại cây dây leo. Trong y học cổ truyền, rễ cây thường được dùng để làm thuốc.

Ba kích được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị bệnh của Đông y. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có bằng chứng khoa học về tác dụng chữa bệnh của ba kích.  

Ba kích còn được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. 

Ba kích tác động lên cơ thể như thế nào?

Ba kích có thể điều trị trầm cảm bằng cách tăng tác dụng của serotonin, một chất hóa học được tìm thấy trong não bộ. Ngoài ra, ba kích chứa các hóa chất có khả năng giảm viêm và thay đổi nồng độ hormone cũng như một số chất hóa học khác trong cơ thể. 

Tác dụng của ba kích  

Ba kích thường được sử dụng như một vị thuốc để điều trị: 

  • Ung thư.
  • Bệnh về túi mật.
  • Đái dầm.
  • Rối loạn cương dương và xuất tinh sớm.
  • Đau lưng.
  • Suy nhược cơ thể.
  • Bệnh thận.
  • Đái tháo đường.
  • Viêm khớp.
  • Rối loạn kinh nguyệt.
  • Một số bệnh lý khác.

Tuy nhiên, vẫn cần có thêm bằng chứng để đánh giá hiệu quả của ba kích trong việc điều trị các bệnh lý trên. 

Phản ứng phụ 

Video Sử dụng củ ba kích thế nào để tránh "tác dụng phụ"?

Khi dùng bằng đường uống: Chưa có đủ bằng chứng để khẳng định liệu ba kích có thật sự an toàn hay không và những tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng ba kích. 

Một số đối tượng cần lưu ý khi sử dụng ba kích 

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Chưa có đủ bằng chứng để khẳng định ba kích có thật sự an toàn đối với phụ nữ có thai và cho con bú hay không. Chính vì thế, để đảm bảo an toàn, không nên sử dụng ba kích trong giai đoạn này.  
  • Bệnh nhân đái tháo đường: Ba kích có thể làm thay đổi lượng đường trong máu và gây cản trở việc kiểm soát đường huyết của các thuốc Tây y. Do đó, không nên sử dụng ba kích khi bạn bị tiểu đường. 
  • Người mắc chứng tiểu buốt (khó đi tiểu): Ba kích có tác dụng lợi tiểu, vì vậy nó có thể làm cho chứng tiểu buốt trở nên trầm trọng hơn. Nếu bạn đang mắc chứng tiểu buốt, hãy thận trọng khi dùng ba kích. 
  • Bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật: Ba kích có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và gây cản trở việc kiểm soát đường huyết trong và sau khi phẫu thuật. Vì vậy, nên ngừng sử dụng ba kích ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật. 

Tương tác thuốc 

Hiện tại, chưa có thông tin chính xác về tương tác thuốc của ba kích. 

Liều lượng 

Liều lượng thích hợp sử dụng ba kích phụ thuộc vào tuổi tác, sức khỏe của người sử dụng và một số yếu tố khác. Tại thời điểm này, không có đủ thông tin khoa học xác định chính xác liều lượng sử dụng ba kích. Các sản phẩm từ thiên nhiên không có nghĩa là hoàn toàn vô hại, do vậy, liều lượng sử dụng rất quan trọng. Bạn nên làm theo hướng dẫn sử dụng của sản phẩm và tham khảo ý kiến dược sĩ, bác sĩ trước khi sử dụng.

Câu hỏi liên quan

Ba kích đem ngâm rượu từ 2 – 3 tháng là có thể dùng được. Tuy nhiên, rượu ngâm càng lâu thì các dưỡng chất trong củ ba kích sẽ được chiết xuất càng nhiều, chất lượng rượu cũng bổ và ngon hơn. Cho nên để có được thành phẩm rượu ba kích tốt nhất, bạn nên ngâm rượu trong vòng 3 tháng trở lên sau đó hãy sử dụng.
Xem thêm
Đặc biệt, ba kích chỉ là vị thuốc bổ trợ chứ không có tác dụng điều trị hoàn toàn và triệt để. Nếu muốn dùng ba kích để cường dương phải được bốc kèm với một số vị như dâm dương hoắc, đỗ trọng…
Xem thêm
Từ xa xưa, ba kích đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền, mang lại rất nhiều tác dụng với sức khỏe con người, như: Điều trị chứng ăn nhiều, ngũ lao, hạ khí, thất thương, Điều trị đi đứng khó khăn, đau lưng do phong hàn, Chữa bệnh liệt dương, Điều trị thận hư, di tinh, Bổ thận, tráng dương, Điều trị bệnh huyết áp cao,...
Xem thêm
Tác dụng của rượu ba kích là: Tăng cường chức năng sinh lý cho nam giới, Bổ sung các loại khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, Bổ thận tráng dương, kiện gân cốt, Trị bệnh yếu sinh lý, Kéo dài thời gian quan hệ, chữa trị bệnh xuất tinh sớm,...
Xem thêm
Các nghiên cứu cho thấy, khi các bạn uống quá nhiều rượu Ba Kích sẽ tạo áp lực cho gan, thận và dạ dày.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Ba kích
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!