Agimfor - Điều trị bệnh đái tháo đường - Cách dùng

Agimfor là một loại thuốc điều trị bệnh đái tháo đường hiệu quả. Vậy thuốc Agimfor được sử dụng như thế nào? Cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Agimfor

Thành phần thuốc Agimfor: Metformin HCl

Metformin hạ mức đường huyết tăng cao ở bệnh nhân tiểu đường, nhưng không có tác dụng hạ đường huyết đáng chú ý ở người không mắc bệnh tiểu đường. Như ở nhiều loại thuốc, phương thức tác dụng cụ thể của metformin chưa được biết rõ. Ðã có một số lý thuyết giải thích về phương thức tác dụng, đó là:

  • Ức chế hấp thu glucose ở ruột.
  • Gia tăng sử dụng glucose ở tế bào.
  • Ức chế sự tân tạo glucose ở gan.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Agimfor

Thuốc được bào chế dưới dạng và hàm lượng như sau:

Viên nén bao phim: Hộp 4 vỉ x 15 viên

Mỗi 1 viên

  • Metformin HCl 850mg.
  • Tá dược vừa đủ 

Giá thuốc: 25.000 VNĐ/hộp.

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Agimfor

Chỉ định

Agimfor được chỉ định điều trị đái tháo đường tuyp 2Agimfor được chỉ định điều trị đái tháo đường tuyp 2

  • Điều trị đơn trị liệu triệu chứng cho bệnh nhân đái tháo đường không phụ thuộc Insullin Tuyp 2 khi điều trị bằng chế độ ăn đơn thuần không kiểm soát được.
  • Phối hợp với một sulfunylure trong trường hợp chế đọ ăn và khi dùng Metformin/ Sulfunylure đơn thuần không hiệu quả kiểm soát đường huyết đầy đủ.

Chống chỉ định

Thuốc chống chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Có trạng thái dị hóa cấp, nhiễm khuẩn, chấn thương: dùng insulin.
  • Giảm chức năng thận
  • Nhiễm acid chuyển hóa cấp/ mạn tính, có/không hôn mê (kể cả nhiễm acid – ceton do đái tháo đường)
  • Bệnh gan/tim mạch/hô hấp nặng (giảm oxygen huyết)
  • Suy tim sung huyết, trụy tim mạch, nhồi máu cơ tim cấp
  • Bệnh phổi thiếu oxygen mạn tính
  • Nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn huyết
  • Mất bù chuyển hóa cấp. Mang thai.
  • Ngừng tạm thời metformin cho người chiếu chụp X-Quang có tiêm chất cản quang có iod
  • Hoại thư, nghiện rượu, thiếu dinh dưỡng

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Agimfor

Cách sử dụng

Thuốc được bào chế dạng viên nén bao phim nên bệnh nhân sử dụng thuốc bằng đường uống để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. Nên uống vào sau khi ăn vào buổi sáng và buổi tối. Khi uống thuốc, bệnh nhân cần uống thuốc với nước đun sôi để nguội, khi uống nên uống cả viên, không nên nhai nát hoặc ngậm quá lâu trong miệng viên thuốc .

Liều lượng

Liều dùng điều trị thông thường cho người lớn: mỗi lần uống 1 viên, chia làm 2 lần trong ngày. Nếu cần thiết có thể tăng liều mỗi ngày dùng 3 viên, mỗi tuần tăng 1 lần và không quá 5 viên.

Lưu ý: với liều 4 viên một ngày cần chia làm 2 lần trong ngày; liều 5 viên một ngày cần chia làm 3 lần trong ngày.

Liều dùng điều trị duy trì: mỗi ngày dùng 2 viên, chia làm 2 lần trong ngày.

Liều dùng dành cho người cao tuổi: cần giảm liều, điều trị dè dặt, không tối đa .

Đối với trường hợp chuyển từ dùng thuốc chống đái tháo đường khác sang: không cần thời gian chuyển tiếp trừ Clorpropamid cần chú ý 14 ngày đầu.

Trường hợp kết hợp liều tối đa của 2 thuốc, mà không đáp ứng trong 1 đến 3 tháng cần ngừng thuốc và chuyển sang dùng Insulin.

Đối với trường hợp phối hợp với Sulounylure không thấy đáp ứng trong vòng 7 ngày ở liều tối đa metformin liệu pháp đơn thì thêm dần 1 Sulfunylure trong khi tiếp tục metformin liều tối đa, dù đã thất bại nguyên hoặc thứ phát với 1 Sulfonylure .

Tác dụng phụ của thuốc Agimfor

Tác dụng phụ của thuốc thường gặp trên hệ tiêu hóa: nôn nao, đầy thượng vị, táo bón…

Bên cạnh các tác dụng của thuốc, người bệnh khi điều trị bằng thuốc Agimfor cũng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn:

Tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa: kém ăn, nôn nao, nôn mửa, ỉa chảy, đầy thượng vị, táo bón, ợ nóng…

Trong quá trình điều trị với thuốc, nếu bệnh nhân có nhận thấy xuất hiện bất cứ dấu hiệu gì bất thường mà nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc Agimfor   thì bệnh nhân cần xin ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ điều trị để có thể xử trí kịp thời và chính xác.

Lưu ý khi dùng thuốc Agimfor

Người bệnh khi sử dụng thuốc cần chú ý một số trường hợp như sau:

  • Ngừng dùng thuốc này đối với bệnh nhân tiến hành phẫu thuật.
  • Sử dụng đúng liều hoặc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất.
  • Không được tự ý điều chỉnh liều để đẩy nhanh thời gian trị bệnh khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.
  • Bệnh nhân tránh tự ý dừng thuốc mà phải xin ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi ngưng sử dụng thuốc.

Lưu ý thời kỳ mang thai

Chưa có báo cáo về tính an toàn khi sử dụng Metformin HCl trên phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú. Do đó, không nên sử dụng trên nhóm đối tượng này. Nếu cần thiết, phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Tương tác thuốc Agimfor

Thuốc

Trong quá trình sử dụng thuốc, có thể xảy ra hiện tượng cạnh tranh hoặc tương tác giữa thuốc Agimfor  với thức ăn hoặc các thuốc, thực phẩm chức năng khác như:

Thuốc lợi tiểu, Corticosteroid, Phenothiazin, chế phẩm tuyến giáp, Oestrogen, thuốc tránh thai đường uống, Phenytoin, Acid Nicotinic.

Chẹn kênh Calci, Isoniazid, Amilorid, Digoxin.

Amorphin, Procainamid, Trimethophan, Quinidin, Quinin, Raitidin, Triamterin, Vancomycin.

Cimetidin, Furosemid.

Trong quá trình sử dụng thuốc Agimfor 850, nếu bệnh nhân phải sử dụng thêm một hoặc nhiều thuốc hoặc thực phẩm chức năng khác thì các thuốc này có thể xảy ra tương tác với nhau, sẽ có khả năng ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, cũng như là chuyển hóa và thải trừ, làm giảm tác dụng hoặc gây ra độc tính đối với cơ thể.

Bệnh nhân nên kịp thời thông báo cho bác sĩ các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang dùng tại thời điểm hiện tại để tránh nguy cơ có khả năng xảy ra các tương tác thuốc ngoài ý muốn .

Thức ăn, rượu bia và thuốc lá

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe 

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào

Bảo quản thuốc Agimfor

  • Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
  • Bảo quản thuốc  ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
  • Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là <30 ºC.

Làm gì khi dùng quá liều; quên liều?

Xử trí khi quá liều 

Quá liều thuốc có thể gây hạ đường huyết. Nếu lỡ uống quá liều, hãy cho bệnh nhân sử dụng Glucose đồng thời bổ sung chế dộ ăn hợp lý. Nếu không tự xử trí được, hãy đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Xử trí khi quên liều 

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!