Aceteming - Tác dụng giảm đau - Hộp 100 viên - Cách dùng

Aceteming là thuốc thuộc nhóm không steroid, có tác dụng giảm đau trong nhiều bệnh lý. Vậy thuốc Aceteming được sử dụng như thế nào? Cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Video Paracetamol là thuốc gì

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Aceteming

Thành phần trong công thức thuốc Aceteming gồm 

Paracetamol là thuốc giảm đau hạ sốt không steroid. Paracetamol (acetaminophen hay N - acetyl - p - aminophenol) là chất chuyển hoá có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin, tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm. Với liều ngang nhau tính theo gam, paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt tương tự như aspirin. Paracetamol với liều điều trị ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid - base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng salicylat, vì paracetamol không tác dụng trên cyclooxygenase toàn thân, chỉ tác động đến cyclooxygenase/prostaglandin của hệ thần kinh trung ương. Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu. Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu.

Caffein có tác dụng trên nhiều cơ quan:

  • Trên thần kinh trung ương: cafein kích thích ưu tiên trên vỏ não làm giảm các cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ. làm tăng hưng phấn vỏ não, tăng nhận cảm các giác quan do đó tăng khả năng làm việc và làm việc minh mẫn hơn. Tuy nhiên, nếu dùng cafein liên tục và kéo dài thì sau giai đoạn hưng phấn là ức chế. Liều cao, cafein tác dụng trên toàn bộ hệ thần kinh gây cơn giật rung.
  • Trên hệ tuần hoàn: cafein kích thích làm tim đập nhanh, mạnh, tăng lưu lượng tim và lưu lượng mạch vành nhưng tác dụng kém theophylin. Ở liều điều trị thuốc ít ảnh hưởng tới huyết áp.
  • Trên hệ hô hấp: kích thích trung tâm hô hấp, làm giãn phế quản và giãn mạch phổi. Tác dụng này càng rõ khi trung tâm hô hấp bị ức chế.
  • Trên hệ tiêu hoá: thuốc làm giảm nhu động ruột, gây táo bón, tăng tiết dịch vị (có thể gây loét dạ dày – tá tràng).
  • Trên cơ trơn: thuốc có tác dụng giãn cơ trơn mạch máu. mạch vành, cơ trơn phế quản và cơ trơn tiêu hoá. Đặc biệt, tác dụng giãn cơ trơn càng rõ khi cơ trơn ở trạng thái co thắt.
  • Trên thận: thuốc làm giãn mạch thận, tăng sức lọc cầu thận, giảm tái hấp thu Na+ nên có tác dụng lợi tiểu. Tuy nhiên, tác dụng lợi tiểu của cafein kém theophylin và theobromin.
  • Tác dụng khác: thuốc còn tăng hoạt động của cơ vân, tăng chuyển hoá.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Aceteming

Thuốc được bào chế dưới dạng và hàm lượng như sau:

* Viên nén: Hộp 100 viên

Mỗi 1 viên

  • Acetaminophen 500mg
  • Caffein 65 mg

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Aceteming

Chỉ định

Aceteming được chỉ định để điều trị các triệu chứng của cảm cúmAceteming được chỉ định để điều trị các triệu chứng của cảm cúm

Aceteming thường được chỉ định trong các trường hợp như:

  • Hạ sốt
  • Điều trị các cơn đau nhẹ đến trung bình gồm: nhức đầu, đau do cảm lạnh và cảm cúm, đau họng, đau do hành kinh, đau sau khi tiêm ngừa hay nhổ răng, đau răng, đau nửa đầu (migraine), đau do viêm xương khớp.

Chống chỉ định

Thuốc chống chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Người bệnh nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, thận, hoặc gan.
  • Người bệnh quá mẫn với paracetamol.
  • Người bệnh thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Aceteming

Cách sử dụng

  • Dùng đường uống

Liều lượng

  • Uống thuốc cách mỗi 4-6 giờ nếu cần
  • Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi: Uống 1 - 2 viên. Không dùng quá 8 viên/24 giờ.
  • Khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần uống: 4 giờ.
  • Trường hợp uống nhiều thuốc hơn khuyến nghị, hãy ngừng thuốc và xin ý kiến của bác sĩ.

Tác dụng phụ của thuốc Aceteming

Bệnh nhân có thể cảm thấy buồn nôn, nôn trong khi sử dụng thuốcBệnh nhân có thể cảm thấy buồn nôn, nôn trong khi sử dụng thuốc

Thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ, chẳng hạn như:

Ít gặp

  • Da: Ban  
  • Dạ dày - ruột: Buồn nôn, nôn  
  • Huyết học: Loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu.  
  • Thận: Bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày. 

Hiếm gặp 

  • Da: Hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng Lyell, mụn mủ ngoại ban toàn thân cấp tính. 

Khác: Phản ứng quá mẫn.

Lưu ý khi dùng thuốc Aceteming

Trước khi dùng thuốc Aceteming, bạn nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc
  • Bạn dùng thuốc này cho người suy gan, suy thận
  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Lái xe và vận hành máy móc

Aceteming có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy vì không gây ra các tác động lên thần kinh trung ương như buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt

Do đó, nên thận trọng khi sử dụng thuốc trên các đối tượng này.

Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ

Vẫn chưa có đầy đủ dữ liệu về tác dụng có hại của Aceteming khi dùng cho người mang thai và phụ nữ con bú.

Do đó, cần sử dụng một cách thận trọng trên những đối tượng này.

Tương tác thuốc Aceteming

Thuốc

Uống dài ngày liều cao paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion.

Tác dụng này có vẻ ít hoặc không quan trọng về lâm sàng, nên paracetamol được ưa dùng hơn salicylat khi cần giảm đau nhẹ hoặc hạ sốt cho người bệnh đang dùng coumarin hoặc dẫn chất indandion.

Cần phải chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.

Uống rưọu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ paracetamol gây độc cho gan.

Thuốc chống giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin) gây cảm ứng enzym ở microsom thể gan, có thể làm tăng tính độc hại gan của paracetamol do tăng chuyển hoá thuốc thành những chất độc hại với gan.

Ngoài ra, dùng đồng thời isoniazid với paracetamol cũng có thể dẫn đến tăng nguy cơ độc tính với gan, nhưng chưa xác định được cơ chế chính xác của tương tác này.

Nguy cơ paracetamol gây độc tính gan gia tăng đáng kể ở người bệnh uống liều paracetamol lớn hơn liều khuyên dùng trong khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid. Thường không cần giảm liều người bệnh dùng đồng thời liều điều trị paracetamol và thuốc chống co giật, tuy vậy người bệnh phải hạn chế tự dùng paracetamol khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid.

Thức ăn, rượu bia và thuốc lá

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe 

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc Aceteming

  • Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
  • Bảo quản thuốc Aceteming ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
  • Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là <30 ºC.
  • Không dùng thuốc quá hạn sử dụng ghi trên bao bì.

Làm gì khi dùng quá liều; quên liều?

Xử trí khi quá liều 

Biểu hiện:

  • Nhiễm độc paracetamol có thể do dùng một liều độc duy nhất, hoặc do uống lặp lại liều lớn hơn paracetamol hoặc do uống thuốc dài ngày. Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong.
  • Buồn nôn, nôn và đau bụng thường xảy ra trong vòng 2 - 3 giừo sau khi uống liều độc của thuốc. Methemoglobin máu, dẫn đến chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay là một dấu hiệu đặc trưng nhiễm độc cấp tính dẫn chất p - aminophenol, một lượng nhỏ sulfhemoglobin cũng có thể được sản sinh. Trẻ em có khuynh hướng tạo methemoglobin dễ hơn người lớn sau khi uống paracetamol.
  • Khi bị ngộ độc nặng, ban đầu có thể kích thích hệ thần kinh trung ương, kích động và mê sảng. Tiếp theo có thể là ức chế hệ thần kinh trungương, sững sờ, hạ thân nhiệt, mệt lả, thở nhanh, nông, mạch nhanh, yếu, không đều, huyết áp thấp và suy tuần hoàn. Truỵ mạch do giảm oxy huyết tương đối và do tác dụng ức chế trung tâm,tác dụng này chỉ xảy ra với liều rất lớn. Sốc có thể xảy ra nếu giãn mạch nhiều. Cơn co giật ngẹt thở gây tử vong có thể xảy ra. Thường hôn mê xảy ra trước khi chết đột ngột hoặc sau vài ngày hôn mê.

Điều trị:

  • Khi nhiễm độc nặng điều quan trọng trong điều trị quá liều là điều trị hỗ trợ tích cực. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.
  • Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất sulfhydryl, có lẽ tác động một phần do bổ sung dự trữ glutathion ở gan. N - acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch. phải cho thuốc ngay lập tức nếu chưa đến 36 giờ kể từ khi uống paracetamol.
  • Ngoài ra có thể dùng than hoạt hoặc thuốc tẩy muối, hoặc nước chè đặc để làm giảm hấp thu paracetamol

Xử trí khi quên liều 

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!