70 Bài tập về Phép cộng và phép trừ đa thức một biến (có đáp án năm 2024) - Toán 7

1900.edu.vn xin giới thiệu: Tổng hợp các dạng bài tập về Phép cộng và phép trừ đa thức một biến Toán 7. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Toán 7, giải bài tập Toán 7 tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Phép cộng và phép trừ đa thức một biến

Kiến thức cần nhớ

Để cộng (hay trừ) các đa thức một biến, ta làm một trong hai cách sau:

• Cách 1: Cộng, trừ đa thức theo “hàng ngang”

• Cách 2: Sắp xếp các hạng từ của hai đa thức cùng theo lũy thừa giảm (hoặc tăng) của biến rồi đặt phép tính theo cột dọc tương ứng như cộng, trừ các số (chú ý đặt các đơn thức đồng dạng ở cùng một cột)

Ví dụ: Cho hai đa thức P(x) = x5 - 2x4 + x2 - x + 1; Q(x) = 6 - 2x + 3x3 + x4 - 3x5. Tính P(x) - Q(x).

P(x) - Q(x) = (x5 - 2x4 + x2 - x + 1) - (6 - 2x + 3x3 + x4 - 3x5)

= x5 - 2x4 + x2 - x + 1 - 6 + 2x - 3x3 - x4 + 3x5

= 4x5 - 3x4 - 3x3 + x2 + x5

Các dạng bài tập về phép cộng và phép trừ đa thức một biến

Dạng 1: Tính tổng hoặc hiệu của hai đa thức.

Dạng 2: Tìm đa thức chưa biết trong một đẳng thức.

Bài tập(có đáp án)

1. Bài tập vận dụng

I. Câu hỏi trắc nghiệm

Bài 1: Tìm hai đa thức P(x) và Q(x) sao cho P(x) + Q(x) = x2 + 1

A. P(x) = x2; Q(x) = x + 1

B. P(x) = x2 + x; Q(x) = x + 1

C. P(x) = x2; Q(x) = -x + 1

D. P(x) = x2 - x; Q(x) = x + 1

Ta có với P(x) = x2 - x; Q(x) = x + 1

P(x) + Q(x) = x2 - x + x + 1 = x2 + 1

Chọn đáp án D

Bài 2: Cho f(x) = x5 - 3x4 + x2 - 5 và g(x) = 2x4 + 7x3 - x2 + 6. Tìm hiệu f(x) - g(x) rồi sắp xếp kết quả theo lũy thừa tăng dần của biến ta được:

A. 11 + 2x2 + 7x3 - 5x4 + x5

B. -11 + 2x2 - 7x3 - 5x4 + x5

C. x5 - 5x4 - 7x3 + 2x2 - 11

D. x5 - 5x4 - 7x3 + 2x2 + 11

Ta có

Trắc nghiệm: Cộng, trừ đa thức một biến

Sắp xếp theo lũy thừa tăng dần của biến ta được

-11 + 2x2 - 7x3 - 5x4 + x5

Chọn đáp án B

Bài 3: Cho p(x) = 5x4 + 4x3 - 3x2 + 2x - 1 và q(x) = -x4 + 2x3 - 3x2 + 4x - 5

Tính p(x) + q(x) rồi tìm bậc của đa thức thu được

A. p(x) + q(x) = 6x3 - 6x2 + 6x - 6 có bậc là 6

B p(x) + q(x) = 4x4 + 6x3 - 6x2 + 6x + 6 có bậc là 4

C. p(x) + q(x) = 4x4 + 6x3 - 6x2 + 6x - 6 có bậc là 4

D. P(x) + q(x) = 4x4 + 6x3 + 6x - 6 có bậc là 4

Ta có p(x) + q(x)

Trắc nghiệm: Cộng, trừ đa thức một biến

Bậc của đa thức p(x) + q(x) = 4x4 + 6x3 - 6x2 + 6x - 6 có bậc là 4

Chọn đáp án C

Bài 4: Tìm đa thức h(x) biết f(x) - h(x) = g(x) biết

f(x) = x2 + x + 1; g(x) = 4 - 2x3 + x4 + 7x5

A. h(x) = -7x5 - x4 + 2x3 + x2 + x - 3

B. h(x) = 7x5 - x4 + 2x3 + x2 + x + 3

C. h(x) = -7x5 - x4 + 2x3 + x2 + x + 3

D. h(x) = 7x5 + x4 + 2x3 + x2 + x + 3

Ta có f(x) - h(x) = g(x) ⇒ h(x) = f(x) - g(x)

Mà f(x) = x2 + x + 1; g(x) = 4 - 2x3 + x4 + 7x5 nên h(x) = x2 + x + 1 - (4 - 2x3 + x4 + 7x5)

= x2 + x + 1 - 4 + 2x3 - x4 - 7x5

Vậy h(x) = -7x5 - x4 + 2x3 + x2 + x - 3

Chọn đáp án A

Bài 5: Tìm hệ số cao nhất của đa thức k(x) biết f(x) + k(x) = g(x) và f(x) = x4 - 4x2 + 6x3 + 2x - 1; g(x) = x + 3

A. -1 B. 1 C. 4 D. 6

Ta có f(x) + k(x) = g(x) ⇒ k(x) = g(x) - f(x)

= x + 3 - (x4 - 4x2 + 6x3 + 2x - 1)

= x + 3 - x4 + 4x2 - 6x3 - 2x + 1 = -x4 - 6x3 + 4x2 - x + 4

Nhận thấy số hạng có lũy thừa cao nhất của biến là -x4 nên hệ số cao nhất là -1

Chọn đáp án A

Bài 6: Tìm hệ số tự do của hiệu f(x) - 2.g(x) với

f(x) = 5x4 + 4x3 - 3x2 + 2x - 1; g(x) = -x4 + 2x3 - 3x2 + 4x + 5

A. 7 B. 11 C. -11 D. 4

- Ta có:

Trắc nghiệm: Cộng, trừ đa thức một biến

Hệ số cần tìm là -11

Chọn đáp án C

II. Bài tập tự luận

Bài 1: Cho đa thức P(x) = -9x3 + 5x4 + 8x2 - 15x3 - 4x2 - x4 + 15 - 7x3

Tính P(1), P(0), P(-1)

Đáp án

Trước hết ta thu gọn đa thức:

Trắc nghiệm: Cộng, trừ đa thức một biến

Khi đó ta có:

Trắc nghiệm: Cộng, trừ đa thức một biến

Bài 2: Cho đa thức

A = -3x3 + 4x2 - 5x + 6

B = 3x3 - 6x2 + 5x - 4

a) Tính C = A + B, D = A - B, E = C - D

b) Tính các giá trị của đa thức A, B, C, D tại x = -1

Đáp án

a) Ta có:

Trắc nghiệm: Cộng, trừ đa thức một biến

Trắc nghiệm: Cộng, trừ đa thức một biến

b) Tính giá trị biểu thức tại x = -1

Trắc nghiệm: Cộng, trừ đa thức một biến

2. Bài tập tự luyện có hướng dẫn

Xem thêm các dạng bài tập liên quan khác:

200 Bài tập Bất phương trình bậc nhất hai ẩn (có đáp án năm 2023)

100 Bài tập hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn (có đáp án năm 2023)

500 Bài tập Toán 10 bất phương trình và hệ phương trình bậc nhất hai ẩn (có đáp án năm 2023)

60 Bài tập về Bất phương trình mũ và bất phương trình logarit (2024) có đáp án

300 Bài tập Toán 8 chương 4: Bất phương trình bậc nhất một ẩn (có đáp án năm 2023)

70 Bài tập về Phép cộng và phép trừ đa thức một biến (có đáp án năm 2024) - Toán 7 (trang 1)
Trang 1
70 Bài tập về Phép cộng và phép trừ đa thức một biến (có đáp án năm 2024) - Toán 7 (trang 2)
Trang 2
70 Bài tập về Phép cộng và phép trừ đa thức một biến (có đáp án năm 2024) - Toán 7 (trang 3)
Trang 3
70 Bài tập về Phép cộng và phép trừ đa thức một biến (có đáp án năm 2024) - Toán 7 (trang 4)
Trang 4
70 Bài tập về Phép cộng và phép trừ đa thức một biến (có đáp án năm 2024) - Toán 7 (trang 5)
Trang 5
70 Bài tập về Phép cộng và phép trừ đa thức một biến (có đáp án năm 2024) - Toán 7 (trang 6)
Trang 6
70 Bài tập về Phép cộng và phép trừ đa thức một biến (có đáp án năm 2024) - Toán 7 (trang 7)
Trang 7
70 Bài tập về Phép cộng và phép trừ đa thức một biến (có đáp án năm 2024) - Toán 7 (trang 8)
Trang 8
Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!