7 điều cần biết về bấm lỗ tai

Bấm lỗ tai có thể an toàn và đơn giản, nhưng cần tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng khi thực hiện. Nếu bạn biết những gì sẽ xảy ra trong khi bấm lỗ tai và cách chăm sóc tai sau đó, sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Bấm lỗ tai diễn ra như thế nào?

Tùy thuộc vào vị trí xỏ khuyên mà bạn chọn, người bấm lỗ tai sẽ dùng kim hoặc súng xỏ lỗ đánh dấu một điểm và tạo một lỗ tại đó. Sau đó, sẽ đặt một chiếc khuyên tai vào lỗ.

Video: Chăm sóc lỗ tai vừa xỏ như thế nào để tránh nhiễm trùng.

Súng bắn hay kim xỏ khuyên tai an toàn hơn?

Tùy thuộc vào vị trí xỏ khuyên mà bạn chọn, người bấm lỗ tai sẽ dùng kim hoặc súng xỏ lỗ đánh dấu một điểm và tạo một lỗ tại đó. Sau đó, sẽ đặt một chiếc khuyên tai vào lỗ.

Bấm lỗ tai có gây đau không?

Bấm lỗ tai có gây đau nhưng mức độ nhẹ, rất hiếm khi cần gây mê.

Bấm lỗ tai có gây chảy máu không?

Bấm lỗ tai có khả năng gây chảy máu. Chảy máu một chút là điều bình thường.

Có thể dùng aspirin trước khi bấm lỗ tai không?

Không nên sử dụng aspirin hay bất cứ loại thuốc nào có chứa aspirin trước khi bấm lỗ tai. Bởi vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu nhiều hơn bình thường.

Những trường hợp không nên bấm lỗ tai

Những người mắc bệnh máu khó cầm không nên bấm lỗ tai. Nguồn ảnh: invernesscorp.comNhững người mắc bệnh máu khó cầm không nên bấm lỗ tai. Nguồn ảnh: invernesscorp.com

Bấm lỗ tai có thể không phải là việc nên làm khi đang mang thai vì có nguy cơ bị nhiễm trùng. Hỏi ý kiến bác sĩ trước nếu:

  • Mắc bệnh đái tháo đường.
  • Rối loạn đông máu.
  • Rối loạn hệ thống miễn dịch.
  • Mắc về bệnh tim mạch.
  • Mắc các tình trạng làm chậm hoặc cản trở quá trình chữa lành vết thương.
  • Các vấn đề về da ở vị trí muốn xỏ khuyên bao gồm tổn thương, phát ban, u, vết cắt hoặc nốt ruồi.

Rủi ro khi bấm lỗ tai

Bấm lỗ tai tạo ra một vết thương hở trên da và tạo điều kiện dẫn đến các tình trạng như:

  • Phản ứng dị ứng: Đồ trang sức bằng niken hoặc đồng thau có thể kích hoạt phản ứng dị ứng.
  • Nhiễm trùng: Nhiều trường hợp bị sưng, nóng, đỏ, đau và chảy dịch sau khi bấm lỗ tai.
  • Vấn đề về da: Có thể gặp các vấn đề như sẹo và sẹo lồi (mô sẹo phát triển quá mức).
  • Các bệnh về máu: Có thể bị nhiễm virus viêm gan B và C, uốn ván và HIV từ dụng cụ bị dính máu nhiễm bệnh.

Có nên bấm lỗ tai cho trẻ? 

Không nên bấm lỗ tai khi trẻ còn quá nhỏ. Nguồn ảnh: womansera.comKhông nên bấm lỗ tai khi trẻ còn quá nhỏ. Nguồn ảnh: womansera.comTùy thuộc một số nền văn hóa, cha mẹ xỏ lỗ tai cho con mình vài giờ hoặc vài ngày sau khi sinh.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho biết, không có rủi ro sức khỏe nào ở mọi lứa tuổi, miễn là thiết bị, quy trình thực hiện an toàn và vô trùng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến nghị, nên đợi đến khi trẻ đủ lớn để xử lý việc chăm sóc vùng xỏ khuyên.

Nếu muốn xỏ lỗ tai cho trẻ, hãy bắt đầu từ khi nhỏ. Hoa tai tròn, phẳng là tốt nhất. Tránh bất cứ thứ gì to hoặc nhiều hoạ tiết có thể mắc vào quần áo và làm rách dái tai của trẻ.

Người thực hiện bấm lỗ tai là ai?

Chỉ một người chuyên nghiệp hoặc một số bác sĩ nhi khoa mới được phép bấm lỗ tai cho trẻ nhỏ.

Hãy chắc chắn rằng bạn đã tìm hiểu trước về các chuyên gia bấm lỗ tai. Hãy hỏi những người mà bạn tin tưởng giới thiệu về một số cơ sở bấm lỗ tai, sau đó tiếp tục trao đổi nhu cầu và người xỏ khuyên để được tư vấn cụ thể hơn.

Một số "mặt tích cực" cần lưu ý:

  • Tìm một cơ sở sạch sẽ với ánh sáng tốt.
  • Lựa chọn trang sức không gây dị ứng.

Tránh những cơ sở bấm lỗ tai khử trùng thiết bị trong phòng tắm công cộng.

Nên chọn loại trang sức nào?

Hãy lựa chọn trang sức bằng titan, vàng 14 karat hoặc thép dùng trong phẫu thuật.

Các vị trí bấm lỗ tai

Bạn có thể tạo lỗ ở khoảng 15 vị trí trên tai:

  • Dái tai.
  • Lên trên dọc theo sụn tai ngoài.
  • Vành tai, hướng vào trong.
  • Chính giữa tai.

Thời gian hồi phục trong bao lâu?

Có nhiều loại mô khác nhau ở các vị trí của tai, vì vậy thời gian hồi phục tùy thuộc vào thể trạng từng người và vị trí xỏ khuyên.

Thời gian hồi phục tổn thương của dái tai thường mất từ 6-8 tuần. Nếu xỏ khuyên ở sụn một bên tai có thể mất từ 4 tháng đến một năm. Hãy hỏi ý kiến các chuyên gia xỏ khuyên để biết thông tin chi tiết hơn.

Cách chăm sóc sau bấm lỗ tai

Sử dụng bông cồn hoặc dung dịch sát khuẩn thấm nhẹ vị trí xỏ khuyên 2 lần mỗi lần để tránh tình trạng nhiễm trùng. Nguồn ảnh: PinterestSử dụng bông cồn hoặc dung dịch sát khuẩn thấm nhẹ vị trí xỏ khuyên 2 lần mỗi lần để tránh tình trạng nhiễm trùng. Nguồn ảnh: PinterestLàm sạch khu vực xung quanh vị trí xỏ khuyên 2 lần/ngày bằng xà phòng và nước ấm hoặc cồn y tế. Chuyên gia xỏ khuyên có thể lựa chọn cho bạn một sản phẩm vệ sinh tai phù hợp. Bôi thuốc mỡ kháng sinh xung quanh khu vực đó để ngăn ngừa nhiễm trùng da.

Mặc dù khó chịu nhưng hãy cố gắng không chạm vào chỗ xỏ khuyên tai. Vi khuẩn từ tay có thể gây nhiễm trùng.

Tránh những nơi có nhiều vi khuẩn như hồ bơi và bồn tắm nước nóng.

Điều quan trọng là phải xỏ khuyên ngay cả vào ban đêm trừ khi bị nhiễm trùng hoặc các vấn đề khác.

Điều gì sẽ xảy ra nếu vị trí xỏ khuyên bị nhiễm trùng?

Ngay sau khi bấm lỗ tai, tai có thể bị đỏ hoặc sưng lên và biến mất sau một hoặc hai ngày. Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục, xuất hiện ngứa hoặc tiết dịch, hãy thử thực hiện hướng dẫn sau 3 lần/ngày:

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước.
  • Cho 1/2 thìa muối vào cốc nước ấm và khuấy đều.
  • Đừng tháo bông tai, hãy nhúng một miếng bông vào nước muối và đặt lên khu vực bị nhiễm trùng.
  • Lau khô bằng khăn giấy hoặc bông sạch.
  • Bôi một ít kem kháng sinh không kê đơn lên khu vực này.
  • Xoay chiếc khuyên tai một vài lần.

Nếu vẫn không đỡ hoặc một phần khác của tai bị nhiễm trùng, hãy đi khám bác sĩ ngay.

Câu hỏi liên quan

Sau khi bấm lỗ tai, bạn vẫn có thể gội đầu. Tuy nhiên, bạn cần tránh để rây nước và xà phòng vào vị trí bấm lỗ tai. Do điều này không những làm vết thương lâu lành, mà còn có nguy cơ gây nhiễm trùng tại đó.
Xem thêm
Các dấu hiệu nhiễm trung khi bấm lỗ tai, như: Lỗ xỏ khuyên có đỏ hơn không, Sưng, Đau, Sờ xem vùng da có nóng không, Tiết dịch hoặc mủ
Xem thêm
Khi bấm lỗ tai, bạn cần kiêng những thứ sau để vết bấm mau lành: Gạo nếp, Rau muống, Thực phẩm chứa nhiều đường, Trứng gà, Thịt gà,...
Xem thêm
Khi bấm lỗ tai bị sưng mủ ở mức độ nhẹ, bạn có thể tự chăm sóc tại nhà như sau: Nhẹ nhàng làm sạch những lỗ xỏ khuyên mới bằng dung dịch nước muối; Ngâm gạc trong dung dịch, sau đó dùng gạc thấm vào lỗ xỏ mới; Chỉ vệ sinh lỗ xỏ khuyên 2 lần một ngày.
Xem thêm
Tùy thuộc vào vị trí xỏ khuyên mà bạn chọn, người bấm lỗ tai sẽ dùng kim hoặc súng xỏ lỗ đánh dấu một điểm và tạo một lỗ tại đó. Sau đó, sẽ đặt một chiếc khuyên tai vào lỗ.
Xem thêm
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ thì việc xỏ lỗ tai cho bé khi còn nhỏ cũng có nhiều nguy cơ tiềm ẩn: Nguy cơ nhiễm trùng, Nguy cơ hóc nghẹn khi trẻ nuốt bông tai, Dị ứng kim loại, Để lại sẹo trên tai
Xem thêm
Nhiều người sau khi bấm lỗ tai bị lồi thịt hay còn gọi là sẹo lồi. Điều này gây mất thẩm mỹ và gây khó chịu cho người gặp phải. Những phương pháp điều trị sẹo lồi gồm có: Tiêm corticosteroids tại chỗ, Phương pháp áp lạnh, Phương pháp phẫu thuật, Điều trị bằng laser
Xem thêm
Việc bấm sai cách hoặc chăm sóc không tốt có thể gây ra những biến chứng, như: Nhiễm trùng tai, Tạo ra sẹo lồi, vùng bấm lỗ tai, Nhiễm trùng huyết
Xem thêm
Để bấm lỗ tai ít đau nhất, thậm chí là không đau, bạn cần bấm ở phần thịt, tuyệt đối không bấm ở phần sụn, chính là bấm ngay dái tai vì bộ phần này không chứa sụn cũng như có thời gian làm lành vết thương vô cùng nhanh.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Bấm lỗ tai
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!