Gan là một cơ quan có nhiều chức năng quan trọng.
Nó sản xuất ra một chất lỏng (gọi là mật) giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn. Đồng thời, gan có chức năng loại bỏ các chất thải và chất độc khác ra khỏi máu. Bên cạnh đó nó sản xuất ra protein và các chất giúp cho quá trình đông máu diễn ra. Sử dụng rượu bia, ma túy hoặc mắc các bệnh như viêm gan có thể làm tổn thương gan và khiến gan không thể thực hiện được những chức năng này.
AST là một loại enzym được gan tạo ra. Các cơ quan khác như tim, thận, não và cơ cũng tạo ra nhưng với một lượng nhỏ hơn. AST còn được gọi với cái tên là SGOT (glutamic-oxaloacetic transaminase huyết thanh).
Thông thường, nồng độ AST trong máu tương đối thấp. Khi gan bị tổn thương, nó sẽ giải phóng AST vào máu nhiều hơn, khiến cho nồng độ AST trong máu tăng lên.
Nồng độ AST cao là một dấu hiệu của tổn thương gan, nhưng cũng có thể là bị tổn thương ở một cơ quan khác tạo ra nó, chẳng hạn như tim hoặc thận. Đó là lý do tại sao các bác sĩ thường làm xét nghiệm AST cùng với các xét nghiệm men gan khác .
Tại sao cần làm xét nghiệm này?
Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm AST nếu bạn có các triệu chứng báo hiệu tổn thương gan, chẳng hạn như:
- Vàng da, vàng mắt
- Mệt mỏi
- Yếu
- Chướng bụng
- Đau bụng
- Mất cảm giác ngon miệng
- Ngứa trên da
- Nước tiểu sẫm màu
- Phân sáng màu
- Sưng ở bàn chân, mắt cá chân
- Vết bầm tím
Ngoài ra còn có một số lí do khác như:
- Nhiễm vi rút viêm gan.
- Uống nhiều rượu.
- Dùng thuốc gây hại cho gan.
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh gan.
- Béo phì.
- Mắc bệnh đái tháo đường hoặc các hội chứng chuyển hóa.
- Mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Bác sĩ cũng có thể chỉ định xét nghiệm này để theo dõi hiệu quả của các phương pháp điều trị bệnh gan.
Ngoài ra, xét nghiệm AST còn là một phần của bảng trao đổi chất toàn diện - xét nghiệm máu mà bác sĩ chỉ định khi khám sức khỏe định kì.
Cần chuẩn bị gì khi xét nghiệm?
Bạn không cần chuẩn bị gì đặc biệt khi xét nghiệm AST.
Thông báo với bác sĩ những loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng bạn đang dùng vì một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm này.
Quá trình xét nghiệm
Y tá hoặc kỹ thuật viên sẽ lấy mẫu máu (thường là máu tĩnh mạch cánh tay). Đầu tiên, họ sẽ buộc một dây chun quanh phần trên của cánh tay để làm cho tĩnh mạch đầy máu và nổi rõ. Sau đó sát trùng quanh khu vực trên cánh tay và đâm kim vào tĩnh mạch. Máu sẽ đi vào lọ chứa hoặc ống.
Quá trình lấy máu chỉ mất vài phút. Sau khi lấy mẫu, kỹ thuật viên sẽ tháo băng và rút kim ra, đặt một miếng gạc và băng vào chỗ kim tiêm để cầm máu.
Rủi ro có thể xảy ra
Xét nghiệm máu AST tuy an toàn nhưng đôi khi cũng có thể gặp phải một số rủi ro nhỏ như:
- Chảy máu khó cầm
- Bầm tím
- Nhiễm trùng
- Cảm giác đau khi đâm kim vào
- Ngất xỉu hoặc cảm thấy chóng mặt
Ý nghĩa của kết quả
Bạn sẽ nhận được kết quả xét nghiệm sau khoảng một ngày. Chúng được tính theo đơn vị trên lít (đv / L) với khoảng giá trị:
- Nam: 10 đến 40 đv / L
- Nữ: 9 đến 32 đv / L
Khoảng giá trị chính xác có thể phụ thuộc vào phòng xét nghiệm mà bác sĩ thực hiện. Trao đổi với họ để biết cụ thể trường hợp của bạn như thế nào.
Mức độ AST cao hơn bình thường có thể do:
- Bị viêm gan mạn tính
- Xơ gan (tổn thương lâu dài và sẹo hóa)
- Tắc nghẽn đường mật (con đường mang dịch tiêu hóa từ gan đến túi mật và ruột)
- Ung thư gan
Mức AST rất cao có thể do:
- Viêm gan siêu vi cấp tính
- Tổn thương gan do thuốc hoặc các chất độc khác
- Tắc nghẽn dòng máu đến gan
Bác sĩ cũng có thể so sánh nồng độ AST và ALT. Nếu bạn bị bệnh gan, thông thường chỉ số ALT sẽ cao hơn AST.
Những tình trạng khác không liên quan đến gan cũng có thể làm tăng mức AST như:
- Bỏng
- Đau tim
- Tập luyện cường độ cao
- Chấn thương cơ
- Mang thai
- Viêm tụy
- Co giật
- Phẫu thuật
Một số bệnh hoặc thuốc bạn dùng có thể gây ra kết quả "dương tính giả" trong xét nghiệm AST. Điều này có nghĩa là xét nghiệm cho kết quả dương tính, mặc dù bạn không bị tổn thương gan. Bị ít nhất 1 trong các tình trạng dưới đây có thể gây ra kết quả dương tính giả:
- Nhiễm toan ceton do đái tháo đường (Cơ thể không sản xuất đủ insulin, làm cho đường đi vào trong tế bào)
- Dùng một số thuốc kháng sinh, chẳng hạn như erythromycin estolate hoặc axit para-aminosalicylic (Paser)
Cần làm thêm xét nghiệm nào khác không?
Xét nghiệm AST thường được thực hiện cùng một nhóm các xét nghiệm chức năng gan (được gọi là bảng chức năng gan). Nó thường được chỉ định cùng với xét nghiệm alanine aminotransferase (ALT), một loại men gan khác.
ALT dùng để phát hiện bệnh gan có độ chính xác lớn hơn AST. Nó có thể cho biết chính xác hơn vấn đề nằm ở gan hay ở một cơ quan khác của cơ thể (như tim, cơ).
Bác sĩ có thể so sánh lượng ALT với AST trong máu để biết liệu bạn bị tổn thương gan hay có vấn đề ở những cơ quan khác (ví dụ như tim).
Bác sĩ cũng có thể làm các xét nghiệm khác về các enzym và protein mà gan sản xuất ra như:
Trao đổi với bác sĩ để hiểu hết về kết quả xét nghiệm gan của bạn, cũng như tìm hiểu xem những kết quả này có thể ảnh hưởng như thế nào đến việc điều trị như thế nào.