Video Tim đập nhanh cảnh báo bệnh gì?
Bạn có thể nhận biết được nhịp tim của mình, có thể cảm nhận được ở cổ hoặc ngực. Nhịp tim của bạn có thể thay đổi trong cơn nhịp nhanh.
Bác sĩ có thể để nghị bạn mang máy Holter trong 1 thời gian để phát hiện những bất thường thỉnh thoảng xảy ra | Nguồn ảnh: Mayo clinic
Một số loại nhịp nhanh là vô hại và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp nhịp tim nhanh báo hiệu 1 tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Thông thường, bạn phải đeo 1 thiết bị được gọi là “máy đo điện tim lưu động” (máy đo điện tim Holter) để theo dõi và phát hiện kịp thời nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Nguyên nhân của nhịp tim nhanh
Các nguyên nhân có thể khiến tim đập nhanh bao gồm:
- Tập luyện
- Sử dụng nhiều caffeine hoặc rượu
- Nicotine từ thuốc lá hoặc các sản phẩm từ thuốc lá, như xì gà
- Căng thẳng
- Lo lắng
- Thiếu ngủ
- Sợ hãi
- Hoảng loạn
- Mất nước
- Thay đổi nội tiết tố, bao gồm cả mang thai
- Bất thường chất điện giải trong cơ thể
- Hạ đường huyết
- Thiếu máu
- Cường giáp
- Mức oxy hoặc carbon dioxide trong máu thấp
- Mất máu
- Sốc
- Sốt
Sử dụng các thuốc không kê đơn (OTC), bao gồm thuốc cảm, thuốc ho, thảo dược hoặc các thực phẩm chức năng.
- Thuốc theo toa như thuốc hít hen suyễn và thuốc chống nghẹt mũi
- Chất kích thích như amphetamine và cocaine
- Bệnh tim
- Rối loạn nhịp tim hoặc nhịp tim không đều
- Van tim bất thường
- Hút thuốc
- Ngưng thở khi ngủ
Một số trường hợp nhịp tim nhanh là vô hại, nhưng đôi khi nó có thể báo hiệu các bệnh như:
- Suy tim sung huyết
- 1 bệnh tim bạn đã được chẩn đoán
- Các yếu tố nguy cơ bệnh tim
- Van tim bất thường
Khi nào cần cấp cứu y tế
Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn bị nhịp tim nhanh và một bệnh tim đã được chẩn đoán. Cũng nên cấp cứu y tế nếu bạn bị nhịp tim nhanh kèm theo các triệu chứng khác như:
- Chóng mặt
- Yếu cơ
- Choáng váng
- Ngất xỉu
- Mất ý thức
- Lơ mơ
- Khó thở
- Vã mồ hôi
- Nặng ngực
- Đau ở cánh tay, cổ, ngực, hàm hoặc lưng trên
- Nhịp tim lúc nghỉ hơn 100 nhịp/phút
- Thở gấp
Các triệu chứng trên có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Chẩn đoán nguyên nhân của nhịp tim nhanh
Nguyên nhân gây ra nhịp tim nhanh có thể rất khó chẩn đoán, đặc biệt nếu tình trạng nhịp tim nhanh không xảy ra khi đang ở phòng khám hoặc không được ghi lại trên máy theo dõi nhịp tim.
Bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe tổng quát để xác định nguyên nhân, họ có thể đặt các câu hỏi về:
- Hoạt động thể chất
- Mức độ căng thẳng
- Sử dụng thuốc theo toa
- Sử dụng thuốc không kê đơn và thực phẩm bổ sung
- Tình trạng sức khỏe
- Tình trạng giấc ngủ
- Sử dụng caffeine và chất kích thích
- Sử dụng rượu
- Chu kỳ kinh nguyệt
Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Các xét nghiệm giúp chẩn đoán phân biệt gồm:
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm nước tiểu
- Kiểm tra căng thẳng
- Ghi lại nhịp tim trong 24-48 giờ bằng máy đo Holter
- Siêu âm tim
- Điện tâm đồ
- X-quang ngực
- Điện sinh lý học để kiểm tra chức năng điện của tim
- Chụp động mạch vành để kiểm tra lưu lượng máu chảy
Điều trị nhịp tim nhanh
Phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nhịp tim nhanh. Bác sĩ sẽ phải điều trị nhiều bệnh lý của cơ thể.
Đôi khi, bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân.
Nếu bạn bị nhịp tim nhanh do lối sống, như hút thuốc hoặc sử dụng quá nhiều caffeine, bạn sẽ phải hạn chế hoặc không sử dụng những chất đó.
Hỏi ý kiến bác sĩ các phương pháp điều trị thay thế nếu bạn nghĩ rằng sử dụng thuốc là nguyên nhân gây ra nhịp tim nhanh.
Phòng ngừa nhịp tim nhanh
Nếu bác sĩ khuyến nghị rằng việc điều trị là không cần thiết, bạn có thể thực hiện các điều sau để giảm nguy cơ bị nhịp tim nhanh:
- Cố gắng xác định các yếu tố nguyên nhân để hạn chế chúng. Ghi nhật ký các hoạt động của bạn, cũng như các loại thực phẩm và đồ uống bạn đã sử dụng mỗi khi xảy ra các cơn nhịp nhanh.
- Nếu bạn lo lắng hoặc căng thẳng, hãy thử các bài tập thư giãn, hít thở sâu, yoga hoặc thái cực quyền.
- Hạn chế hoặc ngừng sử dụng caffeine.
- Tránh các đồ uống tăng lực.
- Không hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm từ thuốc lá.
- Nếu một loại thuốc gây ra tim đập nhanh, hãy hỏi bác sĩ xem có lựa chọn thay thế nào không.
- Luyện tập thể dục đều đặn.
- Tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh.
- Hạn chế tối đa việc uống rượu.
- Kiểm soát tốt huyết áp và cholesterol.
Xem thêm :