4 kiểu ho khác nhau có nghĩa là gì? Và các biện pháp điều trị

Ho là cách cơ thể loại bỏ các tác nhân kích thích đường hô hấp. Khi có tác nhân kích thích hầu họng hoặc đường thở, hệ thống thần kinh sẽ gửi tín hiệu đến não. Bộ não sẽ phản ứng bằng cách yêu cầu các cơ ở ngực và bụng co lại và đẩy luồng không khí ra ngoài.

Video: Các kiểu ho không phải ai cũng biết - Nghe tiếng ho cũng biết bệnh gì?

Ho là một phản xạ bảo vệ quan trọng giúp cơ thể tránh khỏi các tác nhân kích thích như:

  • Chất nhầy
  • Khói
  • Chất gây dị ứng, chẳng hạn như bụi, nấm mốc và phấn hoa

Ho là một triệu chứng của nhiều bệnh và tình trạng khác nhau. Đôi khi, đặc điểm của cơn ho có thể cho chúng ta gợi ý về nguyên nhân gây bệnh. Ho có thể được mô tả bằng:

  • Hoàn cảnh xuất hiện. Khi nào và tại sao ho xảy ra? Xảy ra vào ban đêm, sau khi ăn, hoặc trong khi tập thể dục?
  • Đặc điểm. Tiếng ho nghe hoặc cảm thấy thế nào? ho ngắn hay dài, ướt hay khô?
  • Khoảng thời gian xuất hiện. Cơn ho kéo dài dưới 2 tuần, 6 tuần hoặc hơn 8 tuần?
  • Các triệu chứng liên quan. Cơn ho có gây ra các triệu chứng liên quan như tiểu không kiểm soát, nôn mửa, mất ngủ không?
  • Mức độ. Nó gây khó chịu như thế nào? Nó có gây khó chịu, dai dẳng hoặc suy nhược không?

Đôi khi, sự tắc nghẽn trong đường thở sẽ kích hoạt phản xạ ho. Nếu bạn hoặc con bạn nuốt phải thứ gì đó làm tắc nghẽn đường thở, hãy đến bệnh viện ngay lập tức. Các dấu hiệu tắc nghẽn đường thở bao gồm:

  • Da hơi xanh
  • Mất ý thức
  • Không thể nói hoặc khóc
  • Thở khò khè, thở rít hoặc các tiếng lạ khác
  • Ho yếu hoặc không hiệu quả
  • Hoảng loạn

Nếu bạn quan sát thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, hãy gọi cấp cứu và thực hiện ngay thủ thuật Heimlich hoặc hô hấp nhân tạo. 

Ho có đờm


Ho có đờm

Ho ướt, hay còn được gọi là ho có đờm, là một cơn ho thường kèm theo chất nhầy. Cảm lạnh hoặc cúm thường gây ra những cơn ho có đờm. Chúng có thể đến từ từ hoặc nhanh chóng và có thể kèm theo các triệu chứng khác, chẳng hạn như:


  • Sổ mũi
  • Chảy nước mũi 
  • Mệt mỏi

Những cơn ho có đờm nghe thấy tiếng lọc sọc của đờm vì cơ thể bạn đang đẩy chất nhầy ra khỏi hệ hô hấp, bao gồm:

  • Họng
  • Mũi
  • Đường dẫn khí
  • Phổi
Minh họa đường thở trong bệnh hen suyễn (nguồn: https://medlineplus.gov/) Minh họa đường thở trong bệnh hen suyễn (nguồn: https://medlineplus.gov/) 

Nếu ho có đờm, bạn có thể cảm thấy như có vật gì đó mắc kẹt hoặc đọng lại ở phía sau cổ họng hoặc ở ngực. Một số cơn ho sẽ đẩy chất nhầy vào miệng. Ho đờm có thể cấp tính và kéo dài dưới 3 tuần hoặc mạn tính và kéo dài hơn 8 tuần ở người lớn hoặc 4 tuần ở trẻ em. Thời gian ho có thể là một gợi ý quan trọng về nguyên nhân của nó. Các tình trạng có thể gây ra ho khan bao gồm:

  • Cảm lạnh hoặc cúm
  • Viêm phổi
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bao gồm cả khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính
  • Viêm phế quản cấp
  • Bệnh hen suyễn

Ho ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và trẻ lớn kéo dài dưới 3 tuần hầu như đều do cảm lạnh hoặc cúm.

Biện pháp khắc phục chứng ho có đờm


          • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Xử lý bằng máy tạo ẩm phun sương. Bạn cũng có thể nhỏ nước muối sinh lý vào mũi và sau đó làm sạch mũi bằng ống tiêm. Không cho trẻ sơ sinh hoặc nhỏ dưới 2 tuổi dùng thuốc ho hoặc thuốc cảm không kê đơn (OTC).

          • Trẻ lớn. Một thử nghiệm lâm sàng nhỏ cho thấy rằng 1 - 1/2 thìa cà phê mật ong nửa giờ trước khi đi ngủ làm giảm ho và giúp ngủ ngon hơn ở trẻ em từ 1 tuổi trở lên. Sử dụng máy tạo độ ẩm vào ban đêm để làm ẩm không khí. Nói chuyện với bác sĩ về thuốc ho và thuốc cảm lạnh không kê đơn trước khi sử dụng chúng để điều trị.

          • Người lớn. Người lớn có thể điều trị ho khan cấp tính bằng thuốc ho không kê đơn và thuốc giảm triệu chứng cảm lạnh hoặc mật ong. Nếu ho kéo dài hơn 3 tuần, có thể phải điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc các phương pháp điều trị khác. 

Ho khan

Ho khan là ho không ra đờm. Bạn có thể cảm thấy nhột nhột ở phía sau cổ họng, kích hoạt phản xạ ho gây ra ho từng cơn. Ho khan thường khó kiểm soát và có thể xuất hiện trong thời gian dài. Ho khan xảy ra do đường hô hấp bị viêm hoặc kích ứng nhưng không có chất nhầy để ho ra. Ho khan thường do nhiễm trùng đường hô hấp trên, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cúm. Ở cả trẻ em và người lớn, ho khan thường kéo dài trong vài tuần sau khi cảm lạnh hoặc cúm đã khỏi. Các nguyên nhân khác có thể gây ra ho khan bao gồm:

  • Viêm thanh quản
  • Viêm họng
  • Viêm thanh khí quản
  • Viêm amiđan
  • Viêm xoang
  • Bệnh hen suyễn
  • Dị ứng
  • Dệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
  • Thuốc, đặc biệt là thuốc ức chế men chuyển
  • Tiếp xúc với các chất gây kích ứng như ô nhiễm không khí, bụi hoặc khói

COVID-19 và ho khan

Ho khan là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của COVID-19. Các dấu hiệu nhận biết khác của COVID-19 bao gồm sốt và khó thở. Nếu bạn bị ốm và nghĩ rằng bạn có thể bị COVID-19, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyên bạn nên làm như sau:

  • Ở nhà và tránh tới những nơi công cộng
  • Tách bạn khỏi tất cả các thành viên trong gia đình và vật nuôi càng nhiều càng tốt
  • Che chắn khi ho và hắt hơi 
  • Đeo khẩu trang vải nếu bạn ở gần những người khác
  • Giữ liên lạc với bác sĩ 
  • Gọi báo cho bác sĩ trước khi dừng việc cách ly
  • Rửa tay thường xuyên
  • Tránh dùng chung đồ gia dụng với những người khác trong nhà
  • Thường xuyên khử trùng các bề mặt chung
  • Theo dõi các triệu chứng của bạn

Bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Khó thở
  • Nặng hoặc tức ngực
  • Môi hơi xanh
  • Lo âu

Biện pháp điều trị ho khan

Các biện pháp điều trị ho khan tùy thuộc vào nguyên nhân của nó.

          • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ho khan thường không cần điều trị. Máy tạo độ ẩm có thể giúp các bé thoải mái hơn. Để điều trị chứng viêm thanh khí quản, hãy đưa con bạn vào phòng tắm đầy hơi nước hoặc ra ngoài với không khí mát mẻ về đêm.

          • Trẻ lớn hơn. Máy tạo độ ẩm sẽ giúp hệ hô hấp của trẻ  không bị khô. Các trẻ lớn cũng có thể dùng thuốc nhỏ trị ho để làm dịu cơn đau họng. Nếu tình trạng ho kéo dài hơn 3 tuần, hãy nói chuyện với bác sĩ để xem xét các nguyên nhân khác. Con bạn có thể cần thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamine hoặc thuốc điều trị bệnh hen suyễn.

          • Người lớn. Ho khan kéo dài mạn tính ở người lớn có thể do nhiều nguyên nhân. Nói với bác sĩ về cả các triệu chứng như đau bụng và ợ chua. Bạn có thể cần thuốc kháng sinh, thuốc kháng axit, thuốc hen suyễn hoặc làm thêm các xét nghiệm. Kể cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc và chất bổ sung mà bạn hiện đang sử dụng. 

Ho kịch phát

Ho kịch phát là một cơn ho với những cơn ho dữ dội, không kiểm soát được từng cơn. Cơn ho kịch phát gây cảm giác mệt mỏi và đau đớn. Mọi người sẽ cố gắng lấy hơi và có thể bị nôn. Bệnh ho gà, còn được gọi là cơn ho gà, là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra những cơn ho dữ dội. Trong các cơn ho gà, phổi giải phóng tất cả không khí trong đó, khiến người ta hít vào một cách dữ dội kèm theo âm thanh “khục khục”.

Trẻ em có nguy cơ mắc bệnh ho gà cao hơn và đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng. Đối với những trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên, cách tốt nhất để tránh mắc bệnh ho gà là tiêm vắc xin. Ho gà thường gây ra những cơn ho kịch phát. Các nguyên nhân khác có thể gây ra cơn ho kịch phát, bao gồm:

  • Bệnh hen suyễn
  • COPD
  • Viêm phổi
  • Bệnh lao
  • Dị vật đường thở

Các biện pháp khắc phục cơn ho kịch phát

Mọi người ở mọi lứa tuổi cần điều trị bằng kháng sinh đối với bệnh ho gà.

Bệnh ho gà rất dễ lây lan, vì vậy các thành viên trong gia đình và người chăm sóc người bị ho gà cũng cần được điều trị. Điều trị ho gà càng sớm thì kết quả càng tốt. 

Ho do viêm thanh khí quản

Ho do viêm thanh khí quản là một bệnh nhiễm virus thường ảnh hưởng đến trẻ em từ 5 tuổi trở xuống. Bệnh này làm cho đường hô hấp trên bị kích thích và viêm tấy. Trẻ nhỏ đã có đường thở hẹp hơn người lớn. Khi sưng tấy sẽ thu hẹp đường thở hơn nữa và sẽ gây khó thở.

Sưng, phù nề trong thanh quản (nguồn: https://www.childnurture.com/) Sưng, phù nề trong thanh quản (nguồn: https://www.childnurture.com/) 

Viêm thanh khí quản gây ra tiếng ho “ông ổng” đặc trưng giống như tiếng kêu của hải cẩu. Sưng trong và xung quanh thanh quản cũng gây ra giọng nói khàn và tiếng thở rít. Viêm thanh khí quản có thể đáng sợ đối với cả trẻ em và cả cha mẹ. Trẻ em có thể có các triệu chứng:

  • Thở gắng sức 
  • Tạo ra tiếng khò khè khi hít vào
  • Thở rất nhanh

Trong trường hợp nghiêm trọng, trẻ trở nên xanh xao hoặc ốm yếu.

Các biện pháp điều trị chứng ho do viêm thanh khí quản

Viêm thanh khí quản thường tự biến mất mà không cần điều trị. Các biện pháp điều trị tại nhà bao gồm:

  • Đặt máy tạo ẩm phun sương mát mẻ trong phòng ngủ 
  • Đưa trẻ vào phòng tắm đầy hơi nước trong tối đa 10 phút
  • Đưa trẻ ra ngoài hít thở không khí trong lành
  • Đưa trẻ đi chơi trong ô tô với cửa sổ mở một phần để đón không khí 
  • Cho trẻ dùng acetaminophen (Tylenol) để hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ nhi khoa 
  • Đảm bảo con bạn uống nhiều nước và nghỉ ngơi nhiều
  • Đối với những trường hợp nghiêm trọng, trẻ em có thể cần điều trị bằng máy khí dung hoặc steroid theo toa để giảm viêm 

Khi nào cần đến gặp bác sĩ

Nhiều cơn ho không cần đến bác sĩ. Nó phụ thuộc vào loại ho và thời gian kéo dài cũng như tuổi tác và sức khỏe của mỗi người. Những người mắc các bệnh phổi khác, chẳng hạn như hen suyễn và COPD, có thể cần điều trị sớm hơn hoặc thường xuyên hơn. Trẻ bị ho nên được gặp bác sĩ nếu:

  • Ho kéo dài trên 3 tuần
  • Sốt trên 102 ° F (38,89 ° C) hoặc bất kỳ cơn sốt nào ở trẻ em từ 2 tháng tuổi trở xuống
  • Trở nên khó thở đến khiến bé không thể nói chuyện hoặc đi lại
  • Da hơi xanh hoặc nhợt nhạt
  • Bị mất nước hoặc không thể ăn
  • Cực kỳ mệt mỏi
  • Phát ra tiếng "Khục khục" khi lên cơn ho dữ dội
  • Thở khò khè khi không ho

Gọi cấp cứu nếu con bạn:

  • Bất tỉnh
  • Không thể đánh thức
  • Không thể đứng đứng

Người lớn bị ho nên liên hệ với bác sĩ nếu:

  • Ho kéo dài trên 8 tuần
  • Ho ra máu
  • Sốt trên 100,4 ° F (38 ° C)
  • Không thể nói chuyện hoặc đi lại
  • Bị mất nước nghiêm trọng
  • Phát ra tiếng động "Khục khục" khi lên cơn ho dữ dội
  • Thở khò khè khi không ho
  • Bị trào ngược axit dạ dày hoặc ợ chua, hoặc ho nói gây cản trở giấc ngủ

Gọi cấp cứu nếu người lớn:

  • Bất tỉnh
  • Không thể đánh thức
  • Không đứng được

Tóm tắt

Có nhiều loại ho khác nhau. Đặc điểm cơn ho, thời gian và mức độ nghiêm trọng của cơn ho có thể chỉ ra nguyên nhân. Ho là một triệu chứng của nhiều bệnh và có thể do nhiều tình trạng khác nhau gây ra.

Xem thêm: 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!