4 điều cần biết về cổ tử cung và sức khỏe sinh sản

Cổ tử cung là phần dưới của tử cung nối với âm đạo. Nó dài khoảng 2,5cm và rộng 2,5cm. Cổ tử cung là cửa ngõ cho tinh trùng vào tử cung để gặp trứng. Đến kỳ kinh nguyệt, cổ tử cung hơi mở ra để máu kinh chảy ra ngoài.

Chức năng cổ tử cung

Cổ tử cung có một số chức năng quan trọng như:

Dưới đây là cách cổ tử cung hoạt động trong các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt và khi có thai:

Trong kỳ kinh nguyệt

Trong kỳ kinh nguyệt, cổ tử cung hơi mở ra để máu kinh nguyệt ra khỏi tử cung và âm đạo.

Trong quá trình thụ thai

Sự thụ thai xảy ra khi tinh trùng di chuyển qua cổ tử cung để vào tử cung và thụ tinh với trứng. Vào khoảng thời gian rụng trứng - thời điểm dễ thụ thai nhất của chu kỳ kinh nguyệt, cổ tử cung tiết ra chất dịch trong suốt, tạo thuận lợi cho quá trình thụ tinh.

Trong thời kỳ mang thai và chuyển dạ

Khi mang thai, chất nhầy cổ tử cung đặc lại và tạo thành "nút" cổ tử cung để bảo vệ thai nhi khỏi nhiễm trùng. Khi gần đến ngày chuyển dạ, cổ tử cung sẽ mỏng dần, mềm và ngắn lại sau đó giãn ra để chuẩn bị cho việc sinh nở.

Khi sắp đến ngày dự sinh, bác sĩ sẽ kiểm tra độ xóa mở của cổ tử cung để đánh giá khả năng sinh nở của thai phụ.

Trong thời kỳ mãn kinh

Trong thời kỳ mãn kinh, sự thay đổi nội tiết tố và sự lão hóa làm thay đổi chất nhầy cổ tử cung và dịch tiết âm đạo khiến một số phụ nữ mãn kinh bị khô âm đạo.

Cổ tử cung ở vị trí nào?

Cổ tử cung nằm giữa tử cung và âm đạo. Có thể sờ thấy cổ tử cung bằng ngón tay và bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi tính chất của cổ tử cung trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Để quan sát được cổ tử cung, bạn cần sử dụng gương và đèn soi nhưng vẫn có thể khó quan sát tùy thuộc vào chiều dài của âm đạo.

Phần lỗ mở ở trung tâm cổ tử cung được gọi là kênh cổ tử cung. Cổ tử cung cho phép máu kinh chảy ra từ âm đạo trong kỳ kinh nguyệt.

Cổ tử cung có 3 phần:

Cấu tạo của cổ tử cung. Nguồn ảnh: jostrustCấu tạo của cổ tử cung. Nguồn ảnh: jostrust

Phần thấp nhất, có thể được nhìn thấy từ bên trong âm đạo khi khám phụ khoa, được gọi là lỗ ngoài. Trung tâm của lỗ ngoài có thể mở ra thông giữa tử cung và âm đạo.

Phần cao nhất là lỗ trong cổ tử cung. Đó là đoạn giữa tử cung và lỗ ngoài. 

Điểm ở giữa nơi giao nhau giữa lỗ trong và lỗ ngoài là vùng biến đổi.

Cổ tử cung được bao phủ bởi biểu mô lát tầng không sừng hóa hoặc biểu mô trụ đơn. 

Các bệnh liên quan

Video Các nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung 

Cổ tử cung dễ mắc một số bệnh sau:

  • Ung thư cổ tử cung: Hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung là do HPV, một bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo rằng tất cả trẻ em nên tiêm vắc xin HPV ở độ tuổi từ 11 - 12, nhưng một số người có thể tiêm vắc xin đến tận 45 tuổi.
  • Viêm cổ tử cung: Xảy ra khi cổ tử cung bị viêm, có thể do bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia, lậu hoặc herpes
  • Loạn sản cổ tử cung: Xảy ra khi các tế bào phát triển bất thường ở cổ tử cung có thể tiến triển thành ung thư cổ tử cung. Bệnh có thể được phát hiện bằng xét nghiệm Pap.
  • Polyp cổ tử cung: Đây là những khối u nhỏ ở lỗ ngoài cổ tử cung. Polyp không đau và thường vô hại, nhưng có thể gây chảy máu âm đạo.
  • Hở eo tử cung: Xảy ra khi cổ tử cung quá yếu để duy trì thai kỳ, có khả năng dẫn đến sẩy thai.
Các kiểu hở eo tử cung. Nguồn ảnh: sonoworldCác kiểu hở eo tử cung. Nguồn ảnh: sonoworld

Trong một số trường hợp, phấu thuật cắt bỏ cổ tử cung cùng với tử cung để điều trị ung thư hoặc một số bệnh lý khác. Đây được gọi là phẫu thuật cắt tử cung toàn bộ.

Những người phụ nữ sẽ phải làm xét nghiệm Pap thường xuyên để phát hiện sớm những thay đổi của tế bào cổ tử cung có thể tiến triển thành ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, phần lớn các xét nghiệm Pap bất thường là do viêm hoặc nhiễm trùng.

Các câu hỏi thường gặp

Cổ tử cung trông như thế nào?

Cổ tử cung dài hơn 2,5cm và rộng khoảng 2,5cm và có một lỗ mở ở trung tâm được gọi là lỗ cổ tử cung. Cổ tử cung được tạo thành từ các mô cơ và mở vào âm đạo.

Điều gì xảy ra khi bạn bị cắt bỏ cổ tử cung?

Tùy thuộc vào nguyên nhân, có 3 phương pháp phẫu thuật cắt cổ tử cung là nội soi, phẫu thuật mở ổ bụng hoặc qua âm đạo. Phẫu thuật cắt tử cung toàn bộ có thể được thực hiện để điều trị ung thư, u xơ tử cung hoặc các bệnh lý khác. Đôi khi chỉ cắt bỏ cổ tử cung ở những người bị ung thư cổ tử cung có mong muốn có con trong tương lai. Đây được gọi là phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung.

Cổ tử cung hoạt động như thế nào?

Cổ tử cung có một lỗ mở ở phía dưới cho phép tinh trùng đi đến tử cung và thụ tinh với trứng, đồng thời cho phép máu kinh chảy ra ngoài. Ở phụ nữ có thai, cổ tử cung mở ra và mỏng dần trong quá trình chuyển dạ để em bé dễ dàng chui qua ống đẻ.

Kết luận

Sẽ rất hữu ích nếu bạn biết cổ tử cung hoạt động như thế nào, vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc thụ thai, kinh nguyệt và sinh con. Hãy trao đổi với bác sĩ phụ khoa về cách bảo vệ cổ tử cung khỏe mạnh bằng xét nghiệm Pap thường xuyên, quan hệ tình dục an toàn (để tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục) và chủng ngừa HPV.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Cổ tử cung hở ngoài, hay còn gọi là hở cổ tử cung là một chẩn đoán được bác sĩ kết luận khi khám cho phụ nữ đang mang thai và thấy tình trạng cổ tử cung có mở trước, xóa mờ nút nhầy đi sớm hơn so với ngày dự sinh.
Xem thêm
Một điều thú vị rằng đối với cổ tử cung nếu chỉ mở từ 1 - 4cm thì sẽ khá chậm. Và tần suất của các cơn gò tử cung thường vẫn thấp. Nhưng khi mở được từ 5 -7cm thì cổ tử cung sẽ rất nhanh cán mốc 10cm để thúc đẩy em bé chào đời. Nếu cổ tử cung mở 2cm thì khoảng 3 tiếng sau bạn sẽ đạt tới 10cm mở của cổ tử cung để có thể sinh em bé. Lúc này, các bác sĩ sẽ thường xuyên kiểm tra thai nhi, đo nhịp tim cũng như cử động của thai nhi.
Xem thêm
Trong suốt thai kỳ, cổ tử cung luôn được đóng kín nhờ nút nhầy nhằm đảm bảo cho tử cung trở thành một môi trường vô trùng, thuận lợi cho sự phát triển khỏe mạnh của em bé trong bụng mẹ. Đồng thời, cổ tử cung cũng gánh chịu hết tất cả các áp lực do các bộ phần phía trên đang lớn dần chèn ép xuống.
Xem thêm
Nang Naboth cổ tử cung là một biến đổi lành tính ở cổ tử cung, thường nhỏ và ít.
Xem thêm
Cổ tử cung của chị em sẽ mở rộng ra hơn bình thường khi quan hệ, đặc biệt sau khi được kích thích cực độ Cổ tử cung mở ra là để dễ dàng đón cậu bé của bạn tình thâm nhập vào và thực hiện quá trình quan hệ tình dục
Xem thêm
Hở cổ tử cung hay cổ tử cung hở ngoài thường xảy ra với những thai phụ khi cổ tử cung mở trước so với ngày dự sinh. Có nghĩa là đây là hiện tượng lỗ ngoài hoặc lỗ trong của tử cung hay cả hai bị hở khiến túi ối có khả năng tụt ra ngoài. Điều này dẫn tới tình trạng sảy thai hoặc sinh non với mẹ bầu.
Xem thêm
Sau khi đốt viêm lộ tuyến bị ra máu chị em sẽ cảm thấy lo lắng, hoảng sợ tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này. Sau khi đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung, dấu hiệu ra máu là một hiện tượng bình thường của quá trình trị liệu mà chị em nào cũng gặp phải.
Xem thêm
Về mặt giải phẫu, niêm mạc cổ tử cung bao gồm niêm mạc phần cổ ngoài tử cung là biểu mô lát tầng và niêm mạc phần cổ trong tử cung là biểu mô tuyến. Từ trước đến nay, viêm lộ tuyến được xem là bệnh lý phụ khoa thường gặp ở phụ nữ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh nên cần được chẩn đoán và điều trị sớm.
Xem thêm
Sở dĩ có hiện tượng cổ tử cung không mở là do nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn cơn gò xuất hiện trong ngày dự sinh hoặc lúc chuyển dạ - cơn gò tử cung yếu hoặc quá mạnh; cổ tử cung xơ cứng do những tổn thương như viêm nhiễm, ung thư; sẹo xơ trước đó do những thủ thuật khoét chóp, cắt đoạn, đốt điện trên cổ tử cung đều gây ra hiện tượng này.
Xem thêm
Chi phí đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung rơi vào từ 2.000.000 đồng hoặc 2.500.000 đồng tùy vào địa chỉ thực hiện ngoài ra còn chi phí khám và xét nghiệm 320.000đ đến 500.000.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Cổ tử cung
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!