10 Nguyên nhân gây chảy máu chân răng và cách xử trí tại nhà

Thỉnh thoảng, bạn phát hiện một chút màu hồng trong bồn rửa sau khi đánh răng hoặc thấy máu trong miệng sau khi dùng chỉ nha khoa, có thể bạn đang bị chảy máu chân răng (hay chảy máu lợi). Vậy nguyên nhân nào gây chảy máu chân răng, và nó có nghiêm trọng không? Lợi (nướu) bị chảy máu vì nhiều lý do, chẳng hạn như bệnh viêm lợi. Ngoài ra còn một số các nguyên nhân khác gây chảy máu chân răng liên quan đến các bệnh lý khác nhau. Trong một số trường hợp, bạn có thể ngăn chảy máu bằng những thay đổi đơn giản trong thói quen đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày.

Video Những nguyên nhân gây chảy máu chân răng có thể bạn chưa biết

Thực hành đánh răng tốt hơn

Thỉnh thoảng chảy máu chân răng là dấu hiệu cho thấy cần vệ sinh răng miệng tốt hơn. Không nên ngừng đánh răng để tránh chảy máu vì nhiễm trùng nướu sẽ trở nên nặng hơn. Các mảng bám phải được loại bỏ, nếu không nướu sẽ không hết viêm- và điều đó chỉ có thể thực hiện được với bàn chải đánh răng và các dụng cụ làm sạch vệ sinh răng miệng khác.

Chảy máu còn có thể là một dấu hiệu của quá trình lành vết thương: ví dụ, khi sử dụng bàn chải kẽ lần đầu tiên, bạn có thể sẽ bị chảy một ít máu. Bằng cách làm sạch kẽ răng hàng ngày, tình trạng viêm sẽ giảm bớt và nguy cơ mắc bệnh nha chu được ngăn chặn. Trong trường hợp không đỡ viêm thì nên tìm lời khuyên từ nha sĩ. 

10 nguyên nhân gây chảy máu chân răng

Những nguyên nhân gây chảy máu chân răngNhững nguyên nhân gây chảy máu chân răng 

1. Viêm nướu

Giai đoạn đầu của bệnh viêm nướu, các triệu chứng bao gồm nướu mềm và sưng, và có thể xuất hiện chảy máu nướu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.

Viêm nướu xảy ra khi các mảng bám dọc theo đường nướu không được loại bỏ đúng cách. Các mảng bám sinh ra nhiều loại vi khuẩn, gây chảy máu nướu và ê buốt chân răng. Ở giai đoạn sớm này, tình trạng viêm nướu có thể được ngăn chặn và hồi phục trước khi chuyển sang bệnh nướu răng nghiêm trọng hơn.

Điều trị  chảy máu chân răng do viêm nướu bằng cách chăm sóc răng miệng đúng cách: chải răng, dùng chỉ nha khoa thường xuyên và kiểm tra răng miệng định kỳ.

2. Các loại thuốc

Một nguyên nhân khác có thể gây chảy máu chân răng là do các thuốc chống đông máu. Thuốc chống đông máu làm giảm khả năng đông của máu, dẫn đến chảy máu dễ dàng hơn, kể cả ở đường viền nướu. Khi đến gặp nha sĩ, hãy liệt kê tất cả các loại thuốc đang sử dụng. Điều này giúp nha sĩ xác định nguyên nhân gây chảy máu chân răng và các vấn đề răng miệng khác.

Nha sĩ có thể chỉ định một phương pháp chăm sóc răng miệng khác giúp giảm thiểu hoặc ngừng chảy máu nướu do các thuốc gây ra.

3. Chỉ nha khoa

Nguồn: Baby CenterChỉ nha khoa có thể gây chảy máu chân răngNếu nướu bị chảy máu sau khi dùng chỉ nha khoa, mà trước đó không bị chảy máu, thì chính việc dùng chỉ nha khoa có thể là nguyên nhân. Nếu nghỉ dùng chỉ nha khoa một vài ngày sau đó dùng lại hoặc tăng tần suất dùng chỉ nha khoa mỗi tuần, có thể sẽ bị chảy máu nướu nhẹ. Hiện tượng chảy máu nướu này sẽ tự ngừng sau một vài lần dùng chỉ nha khoa. Nếu nướu bị chảy máu thường xuyên hoặc mỗi khi dùng chỉ nha khoa, hãy đến gặp nha sĩ.

4. Bàn chải răng

Bàn chải mới cũng có thể gây chảy máu nướu. Nếu chuyển từ bàn chải lông mềm sang bàn chải lông cứng, nướu bị chảy máu là dấu hiệu cảnh báo nên dùng bàn chải mềm hơn. Hầu hết các nha sĩ đều khuyên nên dùng bàn chải đánh răng có lông mềm, đặc biệt vì nó dễ tác động vào nướu hơn. Vì vậy, nếu sử dụng bàn chải đánh răng có lông cứng, hãy chú ý đến tình trạng chảy máu chân răng. Sau khi chuyển sang dùng bàn chải lông mềm, chảy máu dọc theo đường viền nướu sẽ ngừng sau vài lần chải răng.

5. Viêm nướu thai kì

Các hormone trong thời kỳ mang thai làm tăng lưu lượng máu đến nướu, khiến nướu nhạy cảm hơn với mảng bám và vi khuẩn. Do đó, điều này thường dẫn đến nướu bị mềm và chảy máu nướu trong quá trình đánh răng. Viêm nướu thai kỳ và bất kỳ hiện tượng chảy máu nướu nào liên quan thường chấm dứt sau khi hết quá trình mang thai.

6. Thói quen vệ sinh răng miệng sai

Nguồn: Carolinas DentistVệ sinh răng miệng sai cách gây chảy máu chân răngNgay cả việc vệ sinh răng miệng sai cách trong thời gian ngắn cũng có thể gây chảy máu chân răng. Nghiên cứu cho thấy nướu răng khỏe mạnh có thể bị chảy máu và bị bệnh chỉ sau một ngày không được chăm sóc răng miệng đúng cách.

Điều trị và phòng ngừa chảy máu chân răng bằng thay đổi thói quen vệ sinh hàng ngày. Chải răng trong 2 phút, hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa hàng ngày để giữ sạch mảng bám và ngăn ngừa sưng, chảy máu chân răng.

7. Chế độ ăn không hợp lý

Một số thành phần trong thực phẩm chế biến sẵn gây kích ứng nướu và gây chảy máu nướu nhẹ. Vì vậy, chúng ta hãy chọn các thực phẩm lành mạnh hơn. Trái cây, rau củ, cùng với canxi, vitamin C và D, và magiê là những thành phần quan trọng của sức khỏe răng miệng. Luôn luôn lưu ý bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể hàng ngày.

8. Căng thẳng

Tình trạng kích động và lo lắng thường xuyên sẽ làm tổn hại đến hệ thống miễn dịch, khiến chúng ta khó tránh khỏi một số vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả chảy máu chân răng và bệnh nướu răng. Căng thẳng cũng gây ra tình trạng viêm trong mạch máu, làm phá vỡ các mô mềm trong miệng, gây chậm quá trình chữa lành nướu bị chảy máu. Vì thế, nên cố gắng giảm mức độ căng thẳng bất cứ khi nào có thể.

9. Răng khấp khểnh

Răng khấp khểnh có thể gây ra bệnh lý về cắn khớp, đây là một nguyên nhân khác gây chảy máu chân răng. Nếu răng lệch lạc, áp lực đặt lên răng sẽ tăng lên khi cắn hoặc nghiến răng. 

Những lực này ảnh hưởng đến răng, cũng như mô và xương nâng đỡ xung quanh răng. Nếu lực được tạo ra lặp đi lặp lại ở một vị trí, nướu sẽ bị tụt lại và xương bị tiêu, dẫn đến chảy máu nướu và bệnh quanh răng. Hãy đến khám nha sĩ để giải quyết tình trạng này.

10. Hút thuốc lá/ thuốc lá điện tử

Nguồn: Dental Associate of West MichiganHút thuốc lá/thuốc lá điện tử có nguy cơ gây hại cho sức khỏe răng miệngCả hút thuốc lá truyền thống và thuốc lá điện tử đều làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe răng miệng, bao gồm nướu nhạy cảm, bệnh nướu răng và chảy máu chân răng. Một khi chảy máu chân răng xảy ra, các loại vi khuẩn nguy hiểm cư trú trong túi lợi có thể xâm nhập vào máu, gây ra các biến chứng nặng hơn.

Nếu lo lắng về việc hút thuốc lá hoặc thuốc lá điện tử ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về cách thay đổi và bỏ thói quen hút thuốc. 

Khi nào cần đi khám nha sĩ?


Hãy đi khám răng nếu:

  • Chảy máu nhiều hoặc kéo dài (mãn tính)
  • Nướu tiếp tục chảy máu ngay cả sau khi điều trị
  • Xuất hiện các triệu chứng ngoài chảy máu không rõ nguyên nhân
  • Đi khám nha sĩ sẽ làm gì?

Nha sĩ sẽ khám răng nướu và hỏi các vấn đề liên quan đến bệnh, cũng như thói quen chăm sóc răng miệng. Ngoài ra, nha sĩ cũng có thể hỏi về chế độ ăn uống và các loại thuốc đang dùng.

Các xét nghiệm có thể gồm:

  • Các xét nghiệm về máu như công thức máu toàn phần hoặc nhóm máu
  • Chụp X-quang răng và xương hàm

Xử trí chảy máu chân răng

Đa số chúng ta có thể điều trị chảy máu nướu mức độ nhẹ tại nhà. Vệ sinh răng miệng tốt và các biện pháp tự nhiên có thể điều trị và ngăn ngừa chảy máu nướu. 

Chảy máu chân răng là phổ biến và thường không nghiêm trọng. Một người có nướu nhạy cảm có thể phát hiện một ít máu sau khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa, điều này không phải hiếm gặp.

Lý do phổ biến nhất khiến nướu bị chảy máu là do mảng bám hoặc cao răng tích tụ. Những chất này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dọc theo đường viền nướu. Vì thế, vệ sinh răng miệng tốt có thể ngăn ngừa ê buốt và chảy máu.

1. Dùng bông/ gạc

Vệ sinh răng miệng tốt có thể giúp điều trị chảy máu chân răng. Cũng như khi chảy máu ở bất kỳ nơi nào khác trên cơ thể, ta có thể cầm máu bằng cách ngậm một miếng gạc sạch và ẩm lên vùng bị ảnh hưởng.

Nhẹ nhàng ấn miếng gạc vào vị trí cho đến khi máu ngừng chảy.

Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc có bệnh lý khác có thể cần thời gian lâu hơn để máu ngừng chảy. Hãy đi khám bác sĩ nha khoa nếu tình trạng chảy máu không cải thiện.

2. Dùng đá lạnh

Dùng một miếng gạc mát, một túi nước đá nhỏ hoặc một viên đá lạnh giúp làm giảm sưng tấy và giảm chảy máu.

Chườm đá đặc biệt hữu ích để làm dịu vết thương nhẹ ở miệng gây sưng tấy, chẳng hạn như vết cắt và vết xước. Đá lạnh cũng có thể giúp giảm đau và sưng do viêm lợi.

Mỗi lần chườm đá trong 10 phút và nghỉ 10 phút. Nếu máu không ngừng chảy, hãy cân nhắc việc đi khám bác sĩ.

3. Nước súc miệng

Nước súc miệng kháng khuẩn vừa điều trị vừa ngăn ngừa chảy máu chân răng. Các loại dung dịch này giúp tiêu diệt vi khuẩn và làm giảm viêm để làm dịu cơn đau, sưng và chảy máu nướu.

Nước súc miệng cũng có thể điều trị và ngăn ngừa viêm nướu, một nguyên nhân phổ biến gây chảy máu nướu. 

Các thành phần hoạt tính phổ biến trong nước súc miệng bao gồm:

  • Chlorohexidine
  • Hydrogen peroxide

Nên để sẵn nước súc miệng trong nhà để điều trị chảy máu chân răng khi không may tình trạng này xảy ra. Mọi người có thể mua nước súc miệng từ các cửa hàng thuốc hoặc phòng khám nha.

4. Nước muối

Súc miệng bằng nước muối có thể giúp giảm vi khuẩn và đẩy nhanh thời gian lành thương. Theo các nghiên cứu, chúng ta có thể tự pha nước muối súc miệng bằng cách thêm nửa thìa cà phê muối vào khoảng 200ml nước ấm.Nước muối xử lý chảy máu chân răng

Súc miệng bằng nước muối và sau đó nhổ ra ngoài. Lặp lại như vậy vài lần một ngày, hoặc theo hướng dẫn của nha sĩ.

5. Tinh bột nghệ

Nguồn: Puritan’s PrideTinh bột nghệ giúp điều trị chảy máu chân răngNghệ có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm tự nhiên. Trên thực tế, đắp hỗn hợp bột nghệ lên nướu có thể cải thiện các triệu chứng của viêm nướu và chảy máu nướu.

Tuy nhiên, hiện tại không có bằng chứng khoa học đáng tin cậy nào nói rằng nghệ có bất kỳ tác dụng nào đối với bệnh nướu răng hoặc chảy máu chân răng.

Một nghiên cứu quy mô nhỏ đã so sánh tác dụng của curcumin, thành phần hoạt tính trong nghệ, với tác dụng của chlorhexidine trong việc vệ sinh răng miệng. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy tác dụng chống viêm tương tự ở những người sử dụng loại gel làm từ tinh bột nghệ trong 10 phút, ngày hai lần.

Củ nghệ có màu vàng nhưng không làm ố răng, miễn là rửa sạch sau khi sử dụng. Một số người dùng nghệ như một chất làm trắng răng, đặc biệt là khi kết hợp với dung dịch soda. Tuy nhiên, không có bằng chứng về hiệu quả của phương pháp này.

6. Sử dụng bàn chải phù hợp

Người có nướu răng nhạy cảm nên chọn bàn chải đánh răng loại siêu mềm hoặc dành cho răng nhạy cảm. Bàn chải đánh răng cứng hoặc quá thô sẽ ảnh hưởng không tốt đến nướu.

Các nha sĩ khuyến cáo nên sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm trong 2 phút hai lần một ngày, và cả bàn chải đánh răng bằng tay và bằng điện đều hiệu quả.

Thay bàn chải đánh răng 3 đến 4 tháng một lần, hoặc sớm hơn nếu lông bàn chải bị sờn.

7. Dùng chỉ nha khoa hàng ngày, nhưng cần dùng đúng cách

Bắt đầu thói quen dùng chỉ nha khoa có thể gây chảy máu nướu. Tuy nhiên, sau vài ngày dùng chỉ nha khoa, máu sẽ ngừng chảy.

Dùng chỉ nha khoa thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe của nướu và làm giảm chảy máu nướu theo thời gian.

8. Không hút thuốc

Không hút thuốc là cách để ngăn ngừa chảy máu chân răng

Hút thuốc là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về nướu. Hút thuốc lá gây hại cho hệ thống miễn dịch của cơ thể, nghĩa là cơ thể ít có khả năng chống lại vi khuẩn bám vào nướu răng.

Khi nướu bị tổn thương, hút thuốc sẽ khiến cơ thể khó chữa lành các mô. Bỏ thuốc lá có lợi cho cơ thể và làm tăng đáng kể sức khỏe răng miệng. Mọi người thường nhận thấy sự cải thiện sức khỏe răng miệng nhanh chóng sau khi ngừng hút thuốc.

9. Súc miệng bằng dầu

Nguồn: Today.comSử dụng dầu dừa để ngăn ngừa chảy máu chân răngLà phương pháp làm trắng răng cổ đại, bằng cách ngậm một loại dầu (ví dụ dầu dừa) trong miệng trong tối đa 20 phút, sau đó nhổ ra. Những người ủng hộ phương pháp này cho rằng có thể làm trắng răng và cải thiện sức khỏe răng miệng.

Mặc dù một số người có thể thấy rằng súc miệng bằng dầu là có ích, nhưng các nha sĩ không khuyên dùng cách này để vệ sinh răng miệng vì thiếu bằng chứng khoa học về hiệu quả. Các chuyên gia cho rằng dầu không thể thay thế việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. 

Một số nghiên cứu quy mô nhỏ cho thấy rằng dầu hiệu quả hơn giả dược trong việc kiểm soát mức độ mảng bám trong miệng. Những người tham gia nghiên cứu súc miệng bằng dầu dừa trong 10 phút mỗi ngày trong một tuần.

Lý thuyết cho rằng việc súc miệng bằng dầu sẽ hút vi khuẩn sống trong miệng sau đó nhổ dầu sẽ loại bỏ vi khuẩn khỏi miệng. Một số người sử dụng các loại dầu có đặc tính kháng khuẩn, chẳng hạn như dầu dừa.

10. Hạn chế đồ ăn chế biến sẵn và đồ ngọt

Ăn thực phẩm qua chế biến, giàu tinh bột quá thường xuyên có thể gây viêm nướu và chảy máu nướu.

Thực phẩm giàu tinh bột có thể dính vào răng và nướu, phân hủy thành đường dẫn đến viêm nướu, chảy máu và gia tăng sâu răng.

Thực phẩm chế biến, giàu tinh bột bao gồm bánh mì tinh chế, bánh ngọt, bánh quy và khoai tây chiên.

11. Ăn các loại rau giòn

Các loại rau giòn, chẳng hạn như cần tây và cà rốt, có thể giúp giữ sạch răng giữa các bữa ăn.

Tính chất giòn của các loại rau này có thể giúp loại bỏ cặn thức ăn bám trên răng. Ngoài ra, chúng chứa một lượng đường và tinh bột thấp, vì vậy không gây sâu răng hoặc các vấn đề về nướu.

12. Tăng cường ăn các loại rau lá xanh

Nguồn: Heluva.vnTăng cường ăn rau xanh trong thực đơn hàng ngày Các loại rau lá xanh rất giàu chất dinh dưỡng thiết yếu. Các loại rau xanh, chẳng hạn như cải xoăn, rau diếp và rau chân vịt, là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng tuyệt vời, bao gồm cả Vitamin K.

Thiếu vitamin K có thể ảnh hưởng đến thời gian máu đông, vì vậy những người thiếu vitamin K có thể bị chảy máu nhiều hơn bình thường.

Những người dễ bị đông máu (tăng đông) nên hỏi bác sĩ về lượng vitamin K họ nên dung nạp trong chế độ ăn.

13. Sử dụng kem đánh răng chống viêm nướu

Có thể cân nhắc một loại kem đánh răng có chức năng trung hòa các mảng bám xung quanh đường nướu. Đối với tình trạng ê buốt, hãy thử đánh răng bằng kem đánh răng dành cho răng ê buốt, đã được chứng minh lâm sàng giúp giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và làm giảm nhanh chóng tình trạng ê buốt giúp nướu khỏe mạnh hơn.

14. Đi khám răng định kì

Vi khuẩn sinh ra ở mảng bám thậm chí có thể dẫn đến các vấn đề ngoài viêm nướu như suy yếu men răng. Việc khám để được vệ sinh răng miệng định kì 2 lần một năm tại phòng khám nha sẽ loại bỏ mảng bám và cao răng mà không thể tự loại bỏ tại nhà. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa chảy máu chân răng và giữ cho răng miệng khỏe mạnh. Nên đến gặp nha sĩ để được vệ sinh răng miệng đúng cách và khám răng ít nhất 2 lần trong một năm. Điều này có thể giúp ngăn ngừa viêm nướu tiến triển thành bệnh nướu răng nghiêm trọng hơn.

15. Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh

Các nha sĩ khuyên nên có chế độ ăn uống cân bằng và tránh ăn vặt giữa các bữa. Ngoài ra, giảm căng thẳng từ cuộc sống có thể giúp ngăn ngừa bệnh nướu răng. 

Điều trị lâu dài và dự phòng

Cách tốt nhất để tránh chảy máu chân răng là duy trì một lối sống lành mạnh và ngăn ngừa các bệnh gây chảy máu chân răng.

Mọi người có thể tránh chảy máu chân răng và các vấn đề về nướu khác bằng cách:

  • Thực hành chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt, bao gồm đánh răng 2 lần một ngày và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày 1 lần.
  • Thay bàn chải đánh răng 3 đến 4 tháng một lần.
  • Lên lịch vệ sinh răng miệng định kỳ để được làm sạch và loại bỏ cao răng tại các phòng khám nha khoa.
  • Khám sức khỏe định kì để kiểm tra các vấn đề có thể ảnh hưởng đến nướu như bệnh tiểu đường.
  • Tránh hút thuốc hoặc gặp bác sĩ để được tư vấn cách bỏ thuốc.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh gồm nhiều trái cây tươi và rau quả, hạn chế thực phẩm qua chế biến và thực phẩm có đường.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!